TÌM HIỂU SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU CỦA MÃ UPC VÀ MÃ EAN
Mã UPC và mã EAN là hai loại mã vạch 1D được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay trong hoạt động định danh quản lý hàng hóa sản phẩm khi đi vào chuỗi cung ứng tiêu dùng. Vậy sự khác nhau và giống nhau giữa hai loại mã vạch này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết chi tiết sau.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÃ UPC VÀ MÃ EAN
Mã số mã vạch có lịch sử hình thành và phát triển từ cuối những năm 70 của thế kỷ 20 tới nay. Việc áp dụng mã số mã vạch vào sản phẩm, hàng hóa mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý, kiểm soát, phân phối cho doanh nghiệp, quốc gia đơn vị phân phối và thậm chí là người tiêu dùng.
>>> Xem thêm: Mã số mã vạch là gì?
Hiện nay, mã số mã vạch có hai dạng là tuyến tính 1D và 2D. TÌM HIỂU SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÃ VẠCH 1D VÀ MÃ VẠCH 2D
Trong mã vạch tuyến tính 1D có hai loại mã UPC và EAN đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường:
-
Mã UPC được sử dụng phổ biến nhất tại Mỹ và Canada. Mã hóa gồm 12 ký tự số (Không có ký tự chữ hay đặc biệt) gồm 1 số hệ thống, 5 số mã số doanh nghiệp, 5 số mã số sản phẩm, 1 số kiểm tra => Mã vạch UPC
-
Mã EAN hay EAN.UCC-13 hoặc DUN-13 được sử dụng trên toàn thế giới. Mã hóa gồm 13 ký tự số (Không có ký tự chữ hay đặc biệt) gồm 3 số mã số quốc gia, 5 số mã số doanh nghiệp, 4 số mã số sản phẩm và 1 số kiểm tra => Mã vạch EAN
Mã vạch EAN và mã vạch UPC
SO SÁNH MÃ UPC VÀ MÃ EAN
Mã EAN là sự cải tiến từ UPC và chúng có những sự giống và khác nhau mà người dùng có thể quan tâm:
+ ĐIỂM GIỐNG NHAU CỦA MÃ UPC VÀ MÃ EAN
Mã UPC và mã EAN đều là mã 1D với hiển thị là các vạch đen kích thước khác nhau được xếp song song với nhau bên dưới là dãy số mã hóa được tạo trên nền tem nhãn.
Mã UPC và mã EAN đều chỉ mã hóa ký tự số mà không có ký tự chữ hay ký tự đặc biệt.
Về đặc trưng cấu tạo EAN-13 và UPC-A đều có 1 ký tự cuối đóng vai trò là số kiểm tra.
So sánh mã vạch EAN-13 và mã vạch UPC
+ ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA MÃ UPC VÀ MÃ EAN
Về số lượng ký tự: mã EAN-13 có 13 ký tự và mã UPC-A có 12 ký tự
Về cách sắp xếp ký tự: EAN-13 có 1 số nằm rìa ngoài bên trái của dãy mã vạch phía trên còn UPC-A có 2 ký tự số nằm bên ngoài cả 2 rìa so với mã vạch.
Về đặc trưng cấu tạo ngoài sự giống nhau về số kiểm tra thì EAN-13 có chứa mã quốc gia 3 số, mã doanh nghiệp 5 số và mã sản phẩm 4 số, số kiểm tra ở vị trí cuối cùng. Còn UPC-A lại chứa 1 số hệ thống, 5 số doanh nghiệp và 5 số sản phẩm mà không có mã quốc gia, cuối cùng vẫn là số kiểm tra.
Về mức độ phổ biến, UPC-A chỉ được dùng phổ biến tại Hoa Kỳ và Canada còn EAN-13 hầu như được sử dụng cho toàn thế giới.
CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA MÃ VẠCH UPC-A (HỆ 12 SỐ) VÀ EAN-13 (HỆ 13 SỐ)
UPC-A hệ 12 số có thể chuyển đổi sang EAN-13 hệ 13 số bằng cách thêm số 0 vào trước dãy số của UPC-A nhưng không thể làm ngược lại bởi EAN-13 vốn đã được mã hóa với 13 con số có ý nghĩa tại các vị trí cố định của chúng nếu loại bỏ đi 1 số để được 12 số cho UPC-A thì các vị trí này vô hình chung bị đầy lùi và xáo trộn làm mất ý nghĩa. Vì vậy người ta thường gọi mã EAN-13 chính là “Superset” của mã UPC-A.
Cách chuyển mã UPC-A thành EAN-13:
Mã UPC sang EAN: 0 + UPC-A = EAN-13
TẠI SAO CẦN ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH SẢN PHẨM
Mã số mã vạch sản phẩm cho phép người dùng biết được nguồn gốc xuất xứ và đơn giản hóa việc đưa vào hệ thống quản lý, kiểm soát đặc biệt khi có những quy định chung về mã EAN-13, UPC-A trên toàn thế giới.
Do đó đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp bạn đang sản xuất, phân phối cho phép:
– Chiếm ưu thế cạnh tranh: Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và mã vạch sản phẩm là dấu hiệu đáng tin cậy cho biết thông tin này. Vì vậy so với các doanh nghiệp không có mã vạch thì sản phẩm của doanh nghiệp bạn sẽ được ưa chuộng hơn.
– Tránh hàng nhái hàng giả: Với mã số mã vạch được đăng ký và quản lý bởi tổ chức quốc tế, quốc gia sẽ ngăn chặn hiệu quả ý định làm nhái và dễ dàng quản lý, kiểm soát hơn.
– Tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho việc quản lý: Với các phần mềm quản lý và mã số mã vạch trên sản phẩm các nhà quản trị dễ dàng cập nhập thông tin và tiến hành các thao tác nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng hơn.
– Mở rộng thị trường hơn: Để hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trong các chuỗi cung ứng lớn như siêu thị, trung tâm thương mại hay xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì đăng ký mã số mã vạch là yêu cầu bắt buộc.
>>> Xem ngay: Các bước đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm năm 2022 mới
Hy vọng qua bài chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về cấu tạo cũng như sự giống và khác nhau cơ bản giữa mã UPC và mã EAN. Nếu có thêm những thắc mắc về lĩnh vực mã số mã vạch đừng ngần ngại mà liên hệ ngay tới Hotline của Mayintemmavach.net, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Mayintemmavach.net chuyên cung cấp về thiết bị mã số và các giải pháp mã vạch hân hạnh!
>>> Xem thêm:
Mayintemmavach.net phân phối thiết bị mã vạch chính hãng
☆ Hotline: 0902 923 569
☆ Email: huong@thegioimavach.com
☆ Địa chỉ: 33/1 hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM
☆ Website: https://mayintemmavach.net/
Xem thêm