MÃ SỐ MÃ VẠCH LÀ GÌ? CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN CẦN BIẾT KHI DÙNG
Mã số mã vạch được bắt gặp trên mỗi sản phẩm, hàng hóa trong chuỗi cung ứng trên thị trường hiện nay. Với dãy mã số mã vạch cho phép nhà sản xuất xuất nhập khẩu sản phẩm dễ dàng, nhà quản lý kiểm soát chính xác nhanh chóng và tăng cường sự tin cậy cho người tiêu dùng. Hãy cùng Thế Giới Mã Vạch điểm qua các thông tin cơ bản về “mã số mã vạch” này qua bài viết sau:
MÃ SỐ MÃ VẠCH LÀ GÌ?
Mã số mã vạch là hình ảnh của các vạch đen song song có kích thước khác nhau và ngăn cách nhau bởi các khoảng trắng với dãy số nằm bên dưới. Mã số mã vạch này được định danh duy nhất cho một đối tượng và cho phép các đầu đọc mã vạch chuyên dụng nhận diện thông tin qua sự khác nhau về bước sóng ánh sáng của mỗi vạch đen để từ đó đưa ra các dữ liệu đã được mã hóa tới người dùng.
Mã số mã vạch hay MSMV gồm 2 thành phần là mã số và mã vạch mà trong đó:
+ MÃ SỐ
Mã số là dãy số duy nhất được gắn với 1 hàng hóa.
Hai loại mã số được sử dụng phổ biến hiện nay là UPC và EAN, trong đó:
-
Mã vạch UPC
UPC (Universal Product Code) được ứng dụng chủ yếu tại Canada và Hoa Kỳ.
Là một chuỗi gồm 12 số với 11 số đầu mỗi số có giá trị từ 0 đến 9 và số kiểm tra cuối.
Mã vạch UPC chỉ có ký tự số, KHÔNG có ký tự chữ.
>>> Chi tiết về: Mã vạch UPC
-
Mã vạch EAN
EAN (European Article Number) thuộc mã số thương phẩm toàn cầu GTIN, được ứng dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, gồm 2 loại là EAN-8 và EAN-13.
Mã số EAN-13: Gồm 13 chữ số từ trái sang phải có:
– 3 số đầu là mã quốc gia sản xuất (Việt Nam là 893).
– 5 số tiếp là mã doanh nghiệp (tại Việt Nam sẽ do tổ chức GS1 Việt Nam cấp).
– 4 số tiếp là mã mặt hàng do chính doanh nghiệp sản xuất đặt. 1 sản phẩm 1 mã số duy nhất.
– Số kiểm tra cuối cho biết tính đúng sai của toàn mã vạch đằng trước.
Mã số EAN-8: Gồm 8 chữ số dùng cho các sản phẩm có kích thước nhỏ:
– 03 số đầu là mã quốc gia sản xuất.
– 04 số tiếp là mã mặt hàng.
– Số kiểm tra cuối.
>>> Chi tiết về: Mã vạch EAN
>>> Xem thêm: TÌM HIỂU SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU CỦA MÃ UPC VÀ MÃ EAN
+ MÃ VẠCH
Mã vạch là các sọc đen trắng song song nằm trên mã số hiển thị trương ứng với từng con số dưới dạng kích thước và khoảng cách khác nhau.
Nếu phần mã số dành cho người dùng đọc bằng mắt thường thì mã vạch là thành phần cho các thiết bị quét mã vạch chuyên dụng nhận diện một cách nhanh chóng và chuyển dữ liệu tới máy chủ mà không cần thông qua việc nhập liệu thủ công từng con số.
Trong đó, mỗi con số được thể hiện bằng hai vạch đen và hai khoảng trống rộng từ 1 đến 4 mô-đun theo ba phương án Set A, B hoặc C.
-
EAN mỗi mô-đun có chiều rộng chuẩn là 0,33 mm.
-
Mã vạch EAN-13 có chiều dài chuẩn 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm
-
Mã vạch EAN-8 có chiều dài chuẩn là 26,73mm và chiều cao 21,31mm.
Mã số mã vạch
LỢI ÍCH KHI DÙNG MÃ SỐ MÃ VẠCH TRÊN SẢN PHẨM
Như đã đề cập ở trên, mã số mã vạch của mỗi loại sản phẩm đều là duy nhất nên khi sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm mang đến lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng như:
>>> Đối với doanh nghiệp (nhà sản xuất/ đơn vị phân phối):
-
Tối ưu hoạt động quản lý: Mã số mã vạch cho phép mã hóa và giải mã nhanh chóng các thông tin liên quan đến sản phẩm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay kiểm kê, quản lý đều trở nên chính xác và hiệu quả.
-
Mã số mã vạch giúp hạn chế tình trạng làm nhái làm giả khi lưu thông sản phẩm trên thị trường (*xem thêm KIỂM TRA SẢN PHẨM BẰNG MÃ VẠCH PHÂN BIỆT THẬT GIẢ, CHÍNH HÃNG)
-
Mã số mã vạch đảm bảo quy chuẩn tạo cơ hội cho các sản phẩm tiến vào hệ thống siêu thị.
-
Nâng cao niềm tin với khách hàng.
>>> Đối với người tiêu dùng:
-
Cho phép kiểm tra nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm, tránh việc mua phải hàng nhái.
-
Kiểm tra và so sánh giá cả của các sản phẩm một cách dễ dàng và đưa ra các lựa chọn mua hàng phù hợp.
-
Có thể kiểm tra được thành phần, hàm lượng và đặc tính của sản phẩm đảm bảo sự phù hợp với sức khỏe (* với điều kiện mã số mã vạch này đã được đăng ký và liên kết với các ứng dụng tra cứu thông tin, truy xuất nguồn gốc).
KỸ NĂNG XEM MÃ SỐ MÃ VẠCH
Xem mã số mã vạch cho phép người dùng biết được xuất xứ và ban đầu đưa ra kết luận về chất lượng sản phẩm.
Đầu tiên, xem 3 chữ số đầu tiên của mã số và đối chiếu với Bảng mã vạch các nước trên thế giới mới nhất, đầy đủ nhất! để biết được nguồn gốc của mặt hàng. Ví dụ: 893 là Việt Nam, 885 là Thái Lan; từ 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là Hàn Quốc,...
Tiếp theo, xem xét số cuối của dãy mã số để đảm bảo tính chính xác của toàn bộ mã số. Theo đó, số kiểm tra được tính như sau:
Mã vạch EAN-8: Số kiểm tra (số ở vị trí số 8) = 10 - số dư của (A+B*3)/10
Mã Vạch EAN-13: Số kiểm tra (số ở vị trí số 13) = 10 - số dư của (B+A*3)/10
Trong đó, A là tổng các số ở vị trí chẵn, B là tổng các số ở vị trí lẻ. Riêng trường hợp khi số dư của thương trên bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0.
Nếu số kiểm tra tính ra trùng với số kiểm tra trên mã thì đây là mã hợp lệ còn nếu không trùng thì người dùng hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ sản phẩm đó đang bị làm giả, nhái.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Pháp luật Việt Nam đưa ra sự quan tâm đối với mã số mã vạch hàng hóa, sản phẩm thông qua các quyết định, thông tư mà bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Bảng: Quy định về mã số mã vạch của pháp luật VN
Quy định |
của |
Về việc |
Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 |
Thủ tướng Chính phủ |
Quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch. |
Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ |
Ban hành “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”. |
Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ |
Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN |
Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 |
Chính phủ |
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP |
>>> QUY TRÌNH TẠO MÃ VẠCH HÀNG HÓA ĐƠN GIẢN CHO NGƯỜI MỚI
>>> CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM NĂM 2022 MỚI!
TẠO MÃ SỐ MÃ VẠCH TRÊN TEM NHÃN
Để tạo mã số mã vạch trên tem nhãn người dùng cần sử dụng máy in tem nhãn mã vạch chuyên dụng cùng với các trang bị về phần mềm thiết kế, giấy in mã vạch, mực in mã vạch.
Thiết bị chuyên dụng tạo mã số mã vạch trên tem nhãn
Nguyên tắc tạo mã số mã vạch trên tem nhãn:
Thông qua phần mềm thiết kế tem nhãn người dùng thiết kế về hình dạng, kích thước của con tem sau đó truyền thông tin dữ liệu này tới máy in mã vạch.
Máy in mã vạch nhận lệnh in và tiến hành xử lý thực hiện tạo hình ảnh tương ứng lên bề mặt con tem nhờ sự nóng lên của đầu in làm nóng chảy mực in và bám lên tem nhãn. Ngay khi mực bám lên tem sẽ được máy in mã vạch hong khô và xuất ra khỏi đầu in.
Hy vọng thông qua bài viết trên có thể giúp bạn đọc phần nào hiểu thêm về mã số mã vạch và có những ứng dụng phù hợp cho tương lai. Nếu bạn còn có thêm thắc mắc hay câu hỏi nào hãy liên hệ tới Mayintemmavach.net, đội ngũ chuyên nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Mayintemmavach.net phân phối thiết bị mã vạch chính hãng
☆ Hotline: 0902 923 569
☆ Email: huong@thegioimavach.com
☆ Địa chỉ: 33/1 hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM
☆ Website: https://mayintemmavach.net/
Xem thêm