DATAMATRIX & QR CODE: ĐIỂM GIỐNG, KHÁC NHAU VỀ CẤU TẠO, ỨNG DỤNG

Mã vạch mã trận 2D đang ngày một được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn trên thị trường hiện nay bởi khả năng mã hóa lượng dữ liệu lớn hơn, chiếm ít diện tích hiển thị hơn và có tính bảo mật cao hơn. Trong đó tiêu biểu thường gặp là Datamatrix & QR code với vẻ ngoài khá tương đồng nhau nhưng thực tế thì như thế nào? Cùng tìm hiểu về điểm giống, khác nhau về cấu tạo, ứng dụng của hai loại mã vạch trên qua bài chia sẻ sau:

DATAMATRIX & QR CODE LÀ GÌ

 DATAMATRIX CODE LÀ GÌ?

Data Matrix code là mã vạch 2D được phát triển bởi nhà phát minh người Đức Klein Rolf Dieter và Rohde Ulrich vào năm 1989 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1992.

Data Matrix code được biểu diễn với các điểm/ ô vuông đen trắng đan xen nhau với thành phần gồm dấu hiệu tìm kiếm và dữ liệu đã mã hóa.

>>> Chi tiết: Datamatrix code

 QR CODE LÀ GÌ?

QR code là dạng mã vạch 2D được ưa chuộng sử dụng nhất trên thị trường hiện nay được phát triển vào năm 1994.

QR code được biểu diễn dưới dạng ô vuông bên trong chứa các ô vuông ma trận khác.

Datamatrix & QR code

Datamatrix & QR code

ĐIỂM GIỐNG NHAU CỦA DATAMATRIX VÀ QR CODE

Điểm giống nhau dễ nhận thấy giữa Datamatrix và QR code là đều thuộc mã vạch 2D với sự phức tạp từ ma trận bên trong tạo thành.

Ngoài ra, cả Datamatrix code và QR code đều:

  • Yêu cầu một vùng yên tĩnh, là đường viền trắng xung quanh mã vạch.

  • Có các khu vực dữ liệu và nhận dạng giúp thiết bị quét phát hiện và giải mã.

  • Dữ liệu mã hóa càng nhiều thì càng có nhiều mô-đun được thêm vào, tạo ra các phiên bản mã.

>>> Xem thêm:

Mã số mã vạch là gì?

Tìm hiểu sự khác nhau giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D

Khi so sánh Datamatrix và QR code người dùng sẽ phát hiện ra nhiều điểm khác biệt và lý giải được vì sao mã vạch QR code được ưa chuộng nhưng không thể thay thế Datamatrix  code. Cùng xem tiếp phần sau:

SỰ KHÁC NHAU VỀ CẤU TẠO CỦA DATAMATRIX CODE VÀ QR CODE

Sự khác nhau giữa Datamatrix và QR code có thể được nhìn thấy qua:

➤ Khả năng mã hóa dữ liệu:

Mã QR code: có thể lưu trữ số đơn thuần tối đa 7.089 ký tự, số và chữ cái tối đa 4.296 ký tự, số nhị phân (8 bit) tối đa 2.953 byte, có thể lưu trữ chữ cái Kanji Nhật Bản.

Mã Datamatrix: có thể lưu trữ tối đa 3116 ký tự số, 2335 ký tự chữ & số hoặc 1556 ký tự nhị phân, không lưu trữ được các chữ cái Kanji Nhật Bản.

➤ Tính an toàn:

Mã QR code: Kém an toàn hơn.

Mã Datamatrix: An toàn và tính bảo mật cao hơn.

➤ Khả năng sửa lỗi:

QR code: có bốn mức sửa lỗi khác nhau gồm 7%, 15%, 25% và 30% cho mỗi khu vực biểu tượng.

Data Matrix: phụ thuộc vào kích thước và dung lượng dữ liệu của mã mà khả năng sửa lỗi dao động từ 25 - 38%.

➤ Tính toán học:

Mã QR code thêm kích thước theo các bước của 4 mô-đun ở mỗi hướng cho mỗi dữ liệu được thêm đến khi phiên bản cuối cùng là 40 và tối đa có thể thêm 177 mô-đun.

Mã Data Matrix thêm kích thước theo các bước của 2 mô-đun theo mỗi hướng với một số ký tự trống, phiên bản tối đa của Data Matrix là 24 và 144X144 là kích thước mô-đun lớn nhất.

SỰ KHÁC NHAU VỀ ỨNG DỤNG CỦA DATAMATRIX CODE VÀ QR CODE

Ngoài ra, điểm khác biệt giữa datamatrix và qr code còn được thể hiện ở phần ứng dụng thực tế:

 Ứng dụng mã QR code:

  • Ứng dụng phần mềm quét điện thoại gửi giá trị tới người dùng.

  • Điều hướng tới các thiết bị đa phương tiện khác như link, video,...

  • Thanh toán online cho phép lưu trữ thông tin tài khoản, thẻ tín dụng hoặc liên kết với một nhà thanh toán cụ thể như momo,...

  • Đăng nhập trang web hay zalo trên các thiết bị khác, chỉ cần thiết bị chính quét mã và đồng ý cho phép đăng nhập.

  • Truy cập wifi: chỉ định SSID, mã hóa mật khẩu/cụm mật khẩu, người dùng chỉ cần sử dụng thiết bị di động quét mã là có thể đăng nhập vào mạng.

  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Quét mã để biết được nguồn gốc xuất xứ, theo dõi chuỗi cung ứng và soát hàng nhái - giả.

 Ứng dụng mã Datamatrix:

  • Sử dụng trong in ấn nhỏ của quy trình sản xuất các khu công nghiệp nặng.

  • Đánh dấu các ứng dụng như PCB board, gầm ô tô,...

  • Đánh dấu các thành phần của máy bay.

  • Sử dụng trong bán lẻ và logistic, vận chuyển hàng hóa,...

CÁCH IN ẤN TẠO DATAMATRIX CODE VÀ QR CODE

Công nghệ in mã vạch hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, không còn giới hạn bởi các đơn vị có sức đầu tư thiết bị quy mô lớn như trước. Người dùng hoàn toàn có thể tự tạo Datamatrix, QR code, mã vạch 2D ngay tại “nhà” và in ấn chúng trên tem nhãn dán nhờ các thiết bị máy in mã vạch chuyên dụng.

Tạo Datamatrix & QR code

Tạo Datamatrix & QR code

Có thể lựa chọn thiết bị từ nhiều nhà sản xuất lớn trên thế giới như Zebra, GoDEX, Honeywell, Ring, Cab, Brother,... tất cả đều có điểm vượt trội của mình trong công nghệ in và các hỗ trợ tính năng đi kèm thiết bị.

Các dòng máy in mã vạch tạo tốt thông tin, hình ảnh trên các loại giấy in mã vạch thông thường như decal giấy, decal PVC, xi bạc,... đáp ứng hiệu quả cho nhiều nhu cầu ứng dụng tem nhãn mã vạch khác nhau.

Để được tư vấn cụ thể hơn hãy liên hệ Hotline 0902 923 569 Mayintemmavach.net.

>>> Quy trình tạo mã vạch hàng hóa đơn giản cho người mới

 CÁCH QUÉT MÃ DATAMATRIX VÀ QR CODE

Quét mã vạch hay giải mã các thông tin bên trong mã vạch 2D không thể dùng bằng mắt thường như ở mã 1D mà cần sử dụng đến thiết bị quét mã chuyên dụng là máy quét mã vạch 2D. Riêng đối với mã QR code như đã nhắc đến ở trên có thể được giải mã bằng camera điện thoại. Tuy nhiên chỉ phù hợp với nhu cầu cá nhân, không phù hợp cho yêu cầu quét mã hiệu suất cao tại các cửa hàng, doanh nghiệp, tổ chức.

Máy quét mã vạch 2D có công nghệ chụp hình kỹ thuật số Array Imager phát ra một vùng sáng quét kín có thể bao trùm lên toàn bộ mã vạch để nhận diện sự khác nhau trong tương phản của các ô trắng - đen xen kẽ từ, đó lấy về được dữ liệu đã mã hóa và cung cấp tới máy chủ để tiếp tục truy xuất ra thông tin cần thiết.

>>> Tham khảo ngay: Top 15 đầu đọc mã QR code hàng đầu

Quét mã Datamatrix & QR code

Quét mã Datamatrix & QR code

Hy vọng với bài chia sẻ về điểm khác biệt giữa datamatrix và qr code ở trên có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về hai loại mã vạch này và có những ứng dụng hợp lý nhất. Nếu bạn đọc có thêm bất kỳ vấn đề hay thắc mắc trong quá trình tìm hiểu hãy liên hệ tới Hotline 0902 923 569 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Ngoài ra, Mayintemmavach.net cung cấp sản phẩm máy in mã vạch và máy quét barcode nhập khẩu chính hãng 100% với sự đa dạng trong mẫu mã, mức giá tốt, hàng chất lượng cao. Hãy tham khảo ngay! 

>>> Xem thêm:

Mã vạch 3D là gì?

Mã vạch PDF417

15 dòng máy in tem nhãn decal phù hợp cho bán lẻ, sản xuất

Mayintemmavach.net phân phối thiết bị mã vạch chính hãng

☆ Hotline: 0902 923 569

☆ Email: huong@thegioimavach.com

☆ Địa chỉ: 33/1 hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM

☆ Website: https://mayintemmavach.net/


Tin tức liên quan

TOP 5 MÁY QUÉT MÃ QR CODE THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (CCCD)
TOP 5 MÁY QUÉT MÃ QR CODE THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (CCCD)

6044 Lượt xem

Thẻ căn cước công dân (CCCD) đang được chuyển đổi sang dạng thẻ chip với 12 số. Thẻ có gắn chip cho khả năng tích hợp nhiều thông tin và công cụ bảo mật cao. Và để thuận tiện trong việc chuyển đổi này thì mỗi một CCCD đều có mã QR code mà khi nhận thẻ người dùng có thể nhanh chóng kiểm tra thông tin chuyển đổi có chính xác hay không. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về chức năng của mã QR code này và top 5 máy quét mã QR Code thẻ căn cước công dân (CCCD) qua bài chia sẻ sau đây:
HƯỚNG DẪN VỆ SINH ĐẦU IN MÁY IN TEM MÃ VẠCH ĐÚNG CÁCH
HƯỚNG DẪN VỆ SINH ĐẦU IN MÁY IN TEM MÃ VẠCH ĐÚNG CÁCH

222 Lượt xem

Đầu in máy in tem mã vạch là bộ phận quan trọng trong máy in tem vì quyết định chất lượng, độ sắc nét của mã vạch in ra. Do đó, hoạt động vệ sinh đầu in là công việc cần thiết. Song vệ sinh như thế nào là đúng cách để giúp tăng tuổi thọ đầu in? Hãy cùng theo dõi các bước vệ sinh đầu in máy in tem mã vạch sau đây.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÁY IN MÃ VẠCH VÀ MÁY IN GIẤY VĂN PHÒNG
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÁY IN MÃ VẠCH VÀ MÁY IN GIẤY VĂN PHÒNG

2294 Lượt xem

Máy in mã vạch và máy in giấy văn phòng là hai loại thiết bị cùng cung cấp chức năng in ấn thông tin, hình ảnh lên một bề mặt giấy theo yêu cầu người dùng. Tuy nhiên, mỗi một dòng máy sẽ phù hợp cho nhu cầu dùng khác nhau với các trang bị và đặc điểm cấu tạo khác nhau. Cùng xem ngay sự khác biệt của máy in mã vạch và máy in giấy văn phòng qua bài chia sẻ của mayintemmavach.net ngay sau đây.
MÃ VẠCH CỦA NƯỚC PHÁP LÀ BAO NHIÊU? KIỂM TRA TÍNH CHÍNH XÁC
MÃ VẠCH CỦA NƯỚC PHÁP LÀ BAO NHIÊU? KIỂM TRA TÍNH CHÍNH XÁC

3716 Lượt xem

Để thuận tiện cho việc thống kê, kiểm soát hàng hóa, mã số mã vạch được phát triển, trong đó mã EAN-13 với quy định chung về đầu mã số quốc gia giúp người tiêu dùng có thể biết được nguồn gốc sản phẩm chỉ trong vài bước kiểm tra. Cùng tìm hiểu về Mã vạch của nước Pháp là bao nhiêu? Kiểm tra tính chính xác qua bài chia sẻ sau:
MÃ VẠCH CODE 39: ĐỊNH NGHĨA, CẤU TẠO, PHÂN LOẠI, CÁCH TẠO, QUÉT
MÃ VẠCH CODE 39: ĐỊNH NGHĨA, CẤU TẠO, PHÂN LOẠI, CÁCH TẠO, QUÉT

4607 Lượt xem

Mã vạch phát triển góp phần tăng cường hiệu quả trong các hoạt động quản lý, kiểm kê sản phẩm, hàng hóa, vật liệu,... của nhiều khu vực ứng dụng. Hãy cùng Mayintemmavach.net tìm hiểu về một loại mã vạch được phát triển vào năm 1975 với khả năng mã hóa nhiều ký tự được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp như ô tô và điện tử đó là mã vạch code 39 qua bài chia sẻ sau:
TOP 7 MÁY QUÉT MÃ VẠCH DÀNH CHO BỆNH VIỆN, THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
TOP 7 MÁY QUÉT MÃ VẠCH DÀNH CHO BỆNH VIỆN, THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

1936 Lượt xem

Và trong lĩnh vực tế chăm sóc sức khỏe, mã vạch QR code được đưa vào sử dụng trong nhiều khâu vận hành từ tiếp nhận, điều phối đến khám chữa hay nghiên cứu. Qua bài chia sẻ sau đây, Thế Giới Mã Vạch giới thiệu tới bạn đọc công nghệ mã vạch trong điều hành bệnh viện và top 7 máy quét mã vạch dành cho bệnh viện, thẻ bảo hiểm y tế (bhyt), cùng tham khảo nhé!

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng