SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA BARCODE VÀ QR CODE
Có một câu hỏi được không ít người dùng đề cập đến là “Liệu mã vạch barcode và QR code có gì giống và khác nhau hay không?”. Trong nội dung ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng đi vào lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi này để hiểu hơn về mã vạch barcode, qr code và ứng dụng chúng một cách chính xác, hiệu quả hơn.
Công nghệ mã số mã vạch được phát triển mạnh mẽ và đưa vào ứng dụng từ những năm 70 của thế kỷ 20 giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, kiểm soát hàng hóa, sản phẩm, vật liệu. Cho đến ngày nay, mã vạch đã được ứng dụng rộng rãi là thế nhưng không phải ai ai trong tất cả chúng ta cũng thật sự hiểu rõ về chúng.
KHÁI NIỆM BARCODE VÀ QR CODE
+ BARCODE LÀ GÌ?
Barcode hay mã vạch lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1952, được tạo ra bởi 2 nhà phát minh người Mỹ là Norman J. Woodland và Bernard Silver.
Với các đại diện tiêu biểu là mã EAN và mã UPC, Barcode thường được người dùng hiểu là các mã vạch 1D biểu diễn dưới dạng vạch đen trắng có kích thước khác nhau được đặt song song với nhau, dãy mã số nằm bên dưới phần mã vạch.
Không dừng lại ở đó, với sự phát triển hơn nữa của công nghệ mã số mã vạch, không ít các loại mã vạch mới khác đã được ra đời. Dựa trên đặc điểm của mã vạch mà chúng thường được phân thành các nhóm như mã vạch 1D, mã vạch 2D, mã vạch 3D,...
+ QR CODE LÀ GÌ?
QR code là loại mã vạch 2D ma trận với sự biểu diễn dưới dạng các điểm/ ô vuông nhỏ sắp xếp phức tạp ghép lại với nhau thành 1 ô vuông lớn.
QR code được phát triển vào năm 1994 với khả năng phản hồi nhanh còn được biết đến với tên Quick response code (mã phản hồi nhanh) hay mã vạch ma trận (matrix-barcode) cho phép đọc bởi máy quét mã vạch hay điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh.
Mã vạch Barcode và QR code
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu sự khác nhau giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D
ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA MÃ VẠCH BARCODE VÀ QR CODE
Mã vạch barcode và QR code đều cung cấp chức năng mã hóa dữ liệu bên trong, từ đó hỗ trợ cung cấp cho người dùng các thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ trong các hoạt động kiểm kê, thanh toán, sắp xếp,... tăng cường sự tiện lợi cho doanh nghiệp, cửa hàng,...
Thêm vào đó, barcode và QR code còn mang đến những lợi ích sau:
-
Mã vạch kiểm trang hàng thật - giả (cần liên kết giữa nhà bán và ứng dụng kiểm tra)
-
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm - hàng hóa
-
Hỗ trợ quản lý vấn đề bảo hành sản phẩm
-
Hỗ trợ truyền thông, hoạt động quảng cáo, marketing.
-
Và nhiều hơn thế nữa…
>>> Kiểm tra sản phẩm bằng mã vạch phân biệt thật giả, chính hãng
So sánh barcode và QR code
SỰ KHÁC NHAU CỦA MÃ VẠCH BARCODE VÀ QR CODE
- HÌNH THỨC
Mã vạch barcode được biểu diễn dưới hình thức các sọc thẳng (thường là màu đen) với kích thước rộng khác nhau, được đặt song song với nhau và ghi nhận thông tin theo 1 chiều.
Mã QR code biểu diễn dưới hình thức ma trận điểm đặt trong mẫu hình học (vuông), ghi nhận thông tin 2 chiều.
- KHẢ NĂNG LƯU TRỮ THÔNG TIN
Mã vạch barcode: có thể mã hóa từ 8 - 25 ký tự ở định dạng Alphabet và số, khi lượng thông tin tăng lên thì kích thước và chiều dài của mã vạch cũng tăng.
Mã QR code: Chứa 1 - 7000 ký tự ở định dạng chữ tượng hình, số, ký tự đặc biệt. Cho phép truy xuất tên miền dẫn đến các địa chỉ khác
Sự khác nhau của barcode và qr code
- KHẢ NĂNG CHỊU HƯ HỎNG VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU
Mã vạch barcode: Cho phép truy xuất dữ liệu một chiều và biểu hiện dưới dạng kẻ vạch song song nên khi bị hỏng trầy xước dữ liệu sẽ bị hỏng theo và không thể sửa chữa.
Mã QR code: Với sự dày đặc của ma trận bên trong mã và cách sắp xếp hỗ trợ sửa lỗi bên trong mã cho phép mã QR có khả năng sửa lỗi và khôi phục dữ liệu nếu bề mặt mã bị hỏng xước với biên độ sai số dao động từ 7 tới 30%.
- ĐỘ TIỆN DỤNG
Mã vạch barcode với phần mã số biểu diễn bên dưới phần mã vạch cho phép đọc bằng mắt thường giúp việc nhập liệu dễ dàng kể cả khi bề mặt mã bị hỏng. Ngoài ra, mã vạch 1D có thể được giải mã bởi bất kỳ thiết bị máy quét mã vạch nào hiện hành trên thị trường.
Mã QR code có thể được giải mã đơn giản bằng điện thoại thông minh có camera. QR code cho phép mã hóa hầu hết mọi định dạng dữ liệu dễ dàng tạo lập mà không cần biết thêm các quy tắc tạo mã như ở mã barcode 1D EAN.
- ĐỘ BẢO MẬT
Mã barcode đơn giản mã hóa dữ liệu bằng sự khác nhau của kích thước các đường vạch song song và khoảng cách của chúng nên dễ dàng bị sao chép và đặt cho nhiều đối tượng khác nhau.
Mã QR code được định danh cho duy nhất một đối tượng cho phép quản lý và cảnh bảo đã qua sử dụng (ví dụ mã hóa dữ liệu link: https://mayintemmavach.net/ sẽ có 1 mã QR duy nhất và khi quét mã cũng sẽ cho kết quả link đó nên không thể mang mã đi định danh cho đối tượng khác).
- TÍNH THẨM MỸ
Mã vạch barcode có hình ảnh sọc dài ngang, lượng dữ liệu càng lớn độ dài mã càng dài, chiếm diện tích và gây khó khăn cho việc đọc mã bởi máy quét khi không được trình bày trên một bề mặt phẳng.
Mã QR code có dạng hình vuông cho phép thu nhỏ phóng to mà không làm ảnh hưởng đến dữ liệu bên trong.
- THIẾT BỊ DÙNG ĐỂ GIẢI MÃ
Mã vạch barcode có thể mã hóa vài chục ký tự, chỉ cho phép máy quét mã vạch đọc theo chiều ngang với biên độ dao động từ 4 đến 24 inch.
Mã QR code mã hóa dữ liệu 2 chiều cho phép máy quét mã vạch đọc được từ nhiều hướng, tuy nhiên chỉ dùng thiết bị có công nghệ quét array imager mới có thể giải mã được. Mã QR code có thể được quét ở khoảng cách lớn.
LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG BARCODE, QR CODE
Từ những điểm giống và khác nhau khi so sánh mã vạch barcode và QR code ở trên có thể dễ dàng thấy được lợi ích khi sử dụng 2 loại mã vạch này như sau:
Lợi ích khi sử dụng mã vạch Barcode:
-
Chi phí đầu tư rẻ (hơn so với mã vạch 2D) trong công tác mua thiết bị giải mã.
-
Quản lý hàng tồn kho chính xác.
-
Dễ tạo, đọc đơn giản.
-
Tiết kiệm chi phí cho lao động thủ công.
-
Tăng tốc cho chuỗi cung ứng.
-
Kiểm soát hàng sản xuất.
Lợi ích khi sử dụng mã vạch QR Code:
-
Mã hóa hầu hết mọi loại dữ liệu.
-
Phản hồi cực nhanh.
-
Dễ ứng tạo và tương thích với các thiết bị điện thoại thông minh.
-
Lưu trữ lượng lớn thông tin.
-
Thường được lựa chọn ứng dụng trong những hoạt động hiện đại như quảng cáo, thanh toán online,...
Sử dụng barcode và QR code
NÊN LỰA CHỌN ỨNG DỤNG MÃ VẠCH BARCODE HAY MÃ QR CODE?
Mỗi loại mã vạch đều có thế mạnh của mình phù hợp cho các khu vực ứng dụng khác nhau.
Nếu bạn chỉ cần lưu trữ mã số nhận dạng được kết nối với cơ sở dữ liệu về sản phẩm trong phần mềm quản lý thì mã vạch barcode là lựa chọn phù hợp.
Nếu dữ liệu cần mã hóa lớn, phạm vi trình bày có giới hạn và yêu cầu độ bảo mật cao thì mã QR code là lý tưởng cho bạn.
Cần chú ý khi sử dụng mã QR code bạn cần đầu tư thiết bị máy quét mã vạch 2D mới có thể chụp và giải mã thông tin, thiết bị này cũng có thể giải mã cả mã vạch 1D cho bạn.
Vừa rồi là chia sẻ về sự giống và khác nhau của mã vạch Barcode và QR code, hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu thêm và có những ứng dụng tối ưu nhất. Nếu có thêm vấn đề gì trong quá trình lựa chọn giải pháp và trang bị cho doanh nghiệp, cửa hàng của mình hãy liên hệ ngay tới Mayintemmavach.net nhé!
Mayintemmavach.net là đối tác uy tín của các thương hiệu sản xuất thiết bị mã số mã vạch hàng đầu Zebra, GoDEX, Ring,... cam kết cung cấp sản phẩm máy quét - máy in mã vạch đa dạng, chính hãng, giá tốt trên thị trường.
>>> Xem thêm:
Mayintemmavach.net phân phối thiết bị mã vạch chính hãng
☆ Hotline: 0902 923 569
☆ Email: huong@thegioimavach.com
☆ Địa chỉ: 33/1 hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM
☆ Website: https://mayintemmavach.net/
Xem thêm