HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY IN MÃ VẠCH

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch hay bất cứ thiết bị điện tử nào cũng đều được cung cấp kèm theo sản phẩm giúp người dùng nắm được các tính năng làm việc cũng như giới hạn của thiết bị cho những dự tính sử dụng trong tương lai trước khi trang bị. Sau đây, Mayintemmavach.net hướng dẫn bạn cách đọc hiểu các thông số kỹ thuật máy in tem mã vạch qua bài viết sau. Cùng theo dõi nhé!

Máy in mã vạch và lý do cần đọc hiểu thông số

Máy in mã vạch là thiết bị in ấn tạo hình ảnh là chữ, số, mã vạch, ký hiệu,... lên bề mặt của tem nhãn theo yêu cầu của người dùng thông qua dữ liệu được truyền đến từ kết nối dây dẫn hoặc sóng vô tuyến với máy chủ.

Máy in tem mã vạch hiện là thiết bị chuyên dụng cho hoạt động in ấn thông tin lên bề mặt giấy decal in tem và không nên sử dụng các loại máy in thông thường khác để thay thế, đặc biệt là khi nhu cầu in của người dùng khá lớn và liên tục.

>>> Xem thêm: Máy in mã vạch là gì?

Máy in mã vạch là gì? Đọc hiểu thông số

Máy in mã vạch là gì? Đọc hiểu thông số

Thị trường cung cấp tới người dùng nhiều dòng máy in tem mã vạch nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sử dụng riêng biệt ứng với các môi trường làm việc đặc thù khác nhau của khách hàng và có cả những lựa chọn trang bị linh hoạt cho model máy đó.

Một ví dụ cụ thể: Khách hàng muốn dùng dòng máy in Zebra ZT411 có khung máy lớn và hệ điều hành máy cũng rất tương thích với nền tảng máy chủ nhưng lại không cần in ấn ở độ phân giải quá cao và tiết kiệm ngân sách đầu tư thì có có thể lựa phiên bản máy có thông số kỹ thuật đầu in có độ phân giải 203 dpi thay vì 300 hay 600 dpi.

Nhưng để lựa chọn được thiết bị in ấn tem nhãn dán phù hợp cho nhu cầu sử dụng yêu cầu người dùng cần phải so sánh, đối chiếu giữa nhu cầu sử dụng và thông số kỹ thuật máy in mã vạch để nắm được hiệu năng làm việc của máy và đưa ra một quyết định đúng đắn.

Không ít trường hợp khách hàng lựa chọn mua mẫu máy xong nhưng khi đưa vào sử dụng lại không được vì sai sót trong việc so sánh giao diện kết nối của máy in và máy chủ thuộc hệ thống của doanh nghiệp mà phải liên hệ đổi trả. Vấn đề đổi trả có thể được nhà cung cấp hỗ trợ từ 3 tới 7 ngày nhưng tốn thời gian và đôi khi là chi phí.

Nên, việc đọc hiểu thông số kỹ thuật máy in mã vạch cho phép người dùng quán triệt khả năng vận hành và xác định định hướng sử dụng thiết bị một cách hiệu quả nhất!

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch

>>> Có thể bạn quan tâm:

Các thông số kỹ thuật máy in mã vạch bạn cần biết

1/ Printing Method (Phương pháp in mã vạch)

Hiện nay trên thị trường phổ biến 2 loại phương pháp in: In nhiệt trực tiếp và in nhiệt gián tiếp.

+ In nhiệt trực tiếp: Không cần sử dụng mực in mã vạch mà dùng giấy in decal cảm nhiệt có lớp mùn than trên bề mặt. Đầu in máy sẽ tác động nhiệt “đốt cháy” mùn than tạo thông tin. Yêu cầu đầu in phải tác động trực tiếp lên giấy in.

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch phương pháp in nhiệt trực tiếp

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch phương pháp in nhiệt trực tiếp

+ In nhiệt gián tiếp: Sử dụng giấy in mã vạch và mực in mã vạch (ribbon mực). Hoạt động trên nguyên tắc: Đầu in nóng lên tiếp xúc với mực in làm nóng chảy và bám lên giấy in theo dữ liệu được truyền từ máy chủ.

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch phương pháp in nhiệt gián tiếp

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch phương pháp in nhiệt gián tiếp

Hầu hết các dòng máy in nhãn mã vạch hiện nay đều được tích hợp cả 2 loại công nghệ in này trong cùng một thiết bị nhưng vẫn có 1 số không hỗ trợ đặc biệt là khi máy in công nghệ trực tiếp sẽ thường có khung máy nhỏ hơn.

2/ Resolution (độ phân giải)

Độ phân giải được tính bằng đơn vị DPI - Dots per inch

Cho biết số lượng hạt mực bao phủ trên 1 inch vuông trên bề mặt giấy in.

Độ phân giải có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các hình ảnh in, chỉ số DPI càng cao thì chất lượng bản in càng sắc nét, rõ ràng.

Hiện tại, ở máy in tem mã vạch cung cấp 3 chuẩn độ phân giải thông dụng lần lượt là 203dpi 300 dpi và 600 dpi.

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch về độ phân giải

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch về độ phân giải

3/ Memory (Bộ nhớ)

Bộ nhớ trong máy in mã vạch gồm 2 phần:

+ RAM (Bộ nhớ dữ liệu): nhận lệnh in từ hệ thống máy chủ.

+ FLASH (Bộ nhớ hệ thống): lưu trữ các thông tin như: quy cách thiết kế của tem nhãn, hình ảnh dạng số (bitmap), font chữ sử dụng,...

Tiêu chuẩn các dòng máy in tem mã vạch cung cấp tối thiểu bộ nhớ là 2MB RAM và 4MB FLASH cho người dùng.

4/ Print Speed (Tốc độ in mã vạch)

Cho biết tốc độ tạo ra hình ảnh in trong bao nhiêu giây, được đo bằng đơn vị ips - inches per second có thể được chuyển đổi sẵn sang mm/s hoặc không.

Tốc độ in của máy in tem dán thông thường được cung cấp từ 4ips tới 12 ips. (4ips = 101.6mm/s)

Thông số này cho biết khả năng tối đa mà thiết bị có thể in ấn vì vậy, nếu cố ý sử dụng vượt mức sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới độ bền của đầu in và máy in nên người dùng cần thực sự quan tâm - chú ý tới thông số kỹ thuật này.

5/ Print Width (Chiều rộng in)

Cho biết độ rộng tối đa của tem nhãn mà thiết bị có thể in ấn được. Yếu tố này quyết định kích thước của bản in nên người dùng cần đối chiếu về các yêu cầu về tem nhãn trong lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của mình cho phù hợp.

Ví dụ: Zebra ZT421 khổ đầu in là 6.6 inch và có kích thước in tối đa 168mm, Zebra ZT411 khổ đầu in là 4 inch cung cấp kích thước in tối đa 104mm.

Lưu ý: Đây là kích thước tối đa mà máy in cho phép in, người dùng hoàn toàn có thể in các loại tem nhãn nhỏ hơn miễn sao độ phân giải máy đảm bảo về độ sắc nét cho hình ảnh in đó.

6/ Media Types (Vật liệu in)

Thông số kỹ thuật này cho biết đầu in máy có thể xử lý được loại vật liệu in nào.

Vật liệu in gồm: Giấy in mã vạch và mực in mã vạch. Trong đó,

Mỗi loại vật liệu in sẽ có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ in ấn nên người dùng cần lưu ý đến chỉ số này để đảm bảo thiết bị có thể đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng thực tế của mình.

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch về vật liệu in

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch về vật liệu in

7/ Interface (Giao diện kết nối)

Cho biết hình thức kết nối giữa máy in mã vạch và thiết bị ngoại vi khác để tiếp nhận lệnh in cũng như dữ liệu in.

Các loại cổng kết nối thông dụng hiện nay: USB , Ethernet, Serial RS232 và mở rộng thêm cổng Parallel, LAN, Wifi, Bluetooth.

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch về cổng kết nối

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch về cổng kết nối

8/ Supported Barcode (Hỗ trợ in mã vạch)

Là thông số cho biết máy có thể in được những dạng mã vạch nào.

Trên thị trường hiện nay, có một số dạng mã vạch phổ biến như: 1D (Code 128, UPC, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar...), 2D (QR Code, PDF417, Vericode, Softstrip),…

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch về hỗ trợ in ấn mã vạch

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch về hỗ trợ in ấn mã vạch

Vừa rồi là các thông số kỹ thuật máy in tem mã vạch cơ bản mà người dùng nên đọc hiểu trước khi lựa chọn trang bị máy và trong quá trình sử dụng để đảm bảo hiệu quả hoạt động về lâu dài. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn đọc phần nào trong việc lựa chọn trang bị máy. Nếu còn vấn đề thắc mắc thêm bạn đọc có thể liên hệ tới Hotline 0902 923 569 để gặp chuyên viên của Mayintemmavach.net.

>>> Xem thêm:

Giải đáp, tư vấn trực tiếp về máy in tem mã vạch

Đọc hiểu thông số kỹ thuật máy in tem nhãn dán giúp việc lựa chọn máy in phù hợp một cách dễ dàng và chính xác hơn. Nhưng nếu bạn đọc vẫn còn những thắc mắc về các lựa chọn thêm hay phân vân giữa các model máy thì có thể liên hệ trực tiếp tới Hotline 0902 923 569 để nhận được tư vấn trực tiếp từ chuyên viên hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành của Mayintemmavach.net chúng tôi.

Mayintemmavach.net sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về lựa chọn model máy, hướng dẫn sử dụng thiết bị, cài đặt và lắp ráp cho người dùng khắp cả nước.

Chúng tôi cung cấp các giải pháp hiệu quả - trực tiếp - giá tốt mà bạn hoàn toàn có thể tin cậy.

Mayintemmavach.net phân phối thiết bị mã vạch chính hãng

☆ Hotline: 0902 923 569

☆ Email: huong@thegioimavach.com

☆ Địa chỉ: 33/1 Hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM

☆ Website: https://mayintemmavach.net/


Tin tức liên quan

HƯỚNG DẪN VỆ SINH ĐẦU IN MÁY IN TEM MÃ VẠCH ĐÚNG CÁCH
HƯỚNG DẪN VỆ SINH ĐẦU IN MÁY IN TEM MÃ VẠCH ĐÚNG CÁCH

862 Lượt xem

Đầu in máy in tem mã vạch là bộ phận quan trọng trong máy in tem vì quyết định chất lượng, độ sắc nét của mã vạch in ra. Do đó, hoạt động vệ sinh đầu in là công việc cần thiết. Song vệ sinh như thế nào là đúng cách để giúp tăng tuổi thọ đầu in? Hãy cùng theo dõi các bước vệ sinh đầu in máy in tem mã vạch sau đây.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÁY IN MÃ VẠCH VÀ MÁY IN GIẤY VĂN PHÒNG
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÁY IN MÃ VẠCH VÀ MÁY IN GIẤY VĂN PHÒNG

2528 Lượt xem

Máy in mã vạch và máy in giấy văn phòng là hai loại thiết bị cùng cung cấp chức năng in ấn thông tin, hình ảnh lên một bề mặt giấy theo yêu cầu người dùng. Tuy nhiên, mỗi một dòng máy sẽ phù hợp cho nhu cầu dùng khác nhau với các trang bị và đặc điểm cấu tạo khác nhau. Cùng xem ngay sự khác biệt của máy in mã vạch và máy in giấy văn phòng qua bài chia sẻ của mayintemmavach.net ngay sau đây.

PHÂN BIỆT MÁY QUÉT MÃ VẠCH CẦM TAY VÀ ĐỂ BÀN
PHÂN BIỆT MÁY QUÉT MÃ VẠCH CẦM TAY VÀ ĐỂ BÀN

2250 Lượt xem

Máy quét mã vạch trở thành trợ thủ đắc lực tại các quầy thanh toán của cửa hàng hay khu vực kiểm kê của kho bãi bởi khả năng làm việc nhanh chóng chính xác đến 100%. Bài viết dưới cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần biết để phân biệt máy quét mã vạch cầm tay và để bàn, cùng theo dõi nhé!

THƯƠNG HIỆU MÁY IN TEM DECAL DÁN RING AUTONICS TỪ NHẬT BẢN
THƯƠNG HIỆU MÁY IN TEM DECAL DÁN RING AUTONICS TỪ NHẬT BẢN

903 Lượt xem

Ring là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng của thương hiệu Autonics chuyên cung cấp thiết bị có công nghệ cao xuất xứ từ Nhật Bản được người dùng ưa chuộng và giới chuyên gia đánh giá cao. Cùng tìm hiểu đôi nét về thương hiệu máy in tem decal dán Ring Autonics từ Nhật Bản và top model nổi bật qua bài chia sẻ sau:

MÃ VẠCH UPC: ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC TRƯNG, CẤU TẠO, THIẾT BỊ
MÃ VẠCH UPC: ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC TRƯNG, CẤU TẠO, THIẾT BỊ

3170 Lượt xem

Công nghệ mã số mã vạch phát triển và được ứng dụng vào quản lý hàng hóa từ những năm 70 của thế kỷ 20. Việc này giúp các nhà quản lý nâng cao hiệu quả kiểm soát, thống kê và phân phối hàng hóa tại kho bãi, cửa hàng hay thậm chí là thị trường. Sau đây là những thông tin cơ bản về mã vạch UPC mà bạn nên biết.

LỖI FONT CHỮ TRONG BARTENDER VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ
LỖI FONT CHỮ TRONG BARTENDER VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ

3886 Lượt xem

Bạn đang gặp phải tình trạng lỗi font chữ trong BarTender nhưng không biết phải xử lý như thế nào? Hãy tham khảo hướng dẫn cách xử lý nhanh, đơn giản do mayintemmavach.net tổng hợp và chia sẻ ngay dưới đây.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng