TEM KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH LÀ GÌ? CHỨC NĂNG, CÁCH IN

Tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, vận hành của công ty, doanh nghiệp, tổ chức và cần được quản lý một cách có hệ thống để đảm bảo độ chính xác. Sử dụng tem kiểm kê tài sản cố định cùng với công nghệ mã vạch là lựa chọn lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua. Cùng tìm hiểu về khái niệm, chức năng và cách in loại tem này qua bài chia sẻ sau:

TEM KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH LÀ GÌ?

 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tài sản cố định là tư liệu sản xuất của doanh nghiệp, công ty, tổ chức tồn tại dưới dạng vô hình hoặc hữu hình.

– Tài sản cố định hữu hình: Trạng thái không bị thay đổi trong suốt quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh - sản xuất, tồn tại dưới dạng vật chất như máy móc, dụng cụ lao động, công trình kiến trúc, phương tiện vận tải, bàn - ghế, …

– Tài sản cố định vô hình: không tồn tại dưới dạng vật chất mà mang giá trị vào quá trình kinh doanh như chi phí phát hành, bằng sáng chế, bản quyền,….

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay tồn tại dạng tài sản cố định thuê tài chính tức là những tài sản cố định được cho thuê của công ty cho thuê tài chính.

 - TEM KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tem kiểm kê tài sản cố định được dùng cho tài sản cố định hữu hình (*).

Tem kiểm kê tài sản cố định là loại tem nhãn dán mà trên bề mặt tem được in các thông tin về tài sản cố định được định danh như tên, phòng ban, mã vạch, chủ sở hữu, doanh nghiệp sản xuất,... được dán trực tiếp lên bề mặt đối tượng.

Tác dụng của tem kiểm kê tài sản cố định: Cung cấp thông tin cho người dùng trong hoạt động kiểm kê tài sản cố định, giúp tối ưu thời gian làm việc và tăng độ chính xác.

(*) Đối với tài sản cố định vô hình và tài sản cố định cho thuê tài chính không sử dụng tem kiểm kê tài sản để quản lý.

Tem kiểm kê tài sản cố định

Tem kiểm kê tài sản cố định

CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH ỨNG DỤNG TEM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Sử dụng tem tài sản cố định cùng công nghệ mã vạch mang lại hiệu quả thống kế chính xác, hiệu suất cao vượt trội. Cụ thể: Công nghệ mã vạch cho phép mã hóa thông tin về đối tượng định danh dưới những mã vạch 1D và mã vạch 2D nhỏ gọn và in các mã vạch này lên tem dán tài sản cố định bên cạnh các thông tin in sẵn trên bề mặt tem như tên đối tượng, vị trí, chủ sở hữu,... Như vậy, khi kiểm kê tài sản, người dùng có thể vừa đọc thông tin bằng mắt và cập nhập dữ liệu nhanh chóng lên hệ thống nhờ mã số mã vạch và máy quét chuyên dụng.

>>> Xem thêm: Công nghệ mã vạch: lịch sử, nguyên tắc vận hành, ứng dụng

Sử dụng tem tài sản cố định cùng công nghệ mã vạch, phần mềm giúp:

  • Thu thập dữ liệu nhanh chóng, chính xác, không gặp tình huống nhầm lẫn do nhập thủ công, hiệu suất cao nhờ sự nhạy bén của máy quét mã vạch.

  • Xuất báo cáo đơn giản dễ hiểu với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý cho phép xuất file báo cáo excel cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt với các dạng biểu đồ giúp người dùng đánh giá nhanh được xu hướng, tình trạng trang thiết bị.

  • Truy xuất - Lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ thông qua sự hỗ trợ của “đám mây dữ liệu” hay bộ nhớ máy chủ cho phép người dùng lưu dữ liệu lớn và truy xuất dữ liệu nhanh chóng.

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được quy định kiểm kê tài sản tại thông tư số 87/2011/TT-BTC hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 7 năm 2011 theo quyết định số 352/QĐ-TTG ngày 10/03/2011 của thủ tướng chính phủ. Và, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu tem kiểm kê tài sản cố định mới nhất sau:

Mẫu tem kiểm kê tài sản cố định mới nhất

Mẫu tem kiểm kê tài sản cố định mới nhất

CHẤT LIỆU DÙNG CHO TEM DÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư và môi trường làm việc khác nhau mà tem dán tài sản cố định có thể được sử dụng bởi những chất liệu tem nhãn khác nhau, gồm:

  • Tem dán thông thường: Được chế tạo từ decal giấy với độ bền trung bình, chi phí thấp hoặc decal PVC, decal xi bạc độ bền cao, khả năng lưu giữ thông tin được in trên tem theo thời gian cao hơn.

  • Tem bảo vệ: Được chế tạo từ decal vỡ có tính chất khi cố gắng gỡ con tem ra khỏi vật định danh, con tem sẽ vỡ từng mảnh và bám chắc lại trên bề mặt, đảm bảo việc không bị đánh tráo.

  • Nhãn bảo vệ từ thương hiệu Brother: là loại nhãn laminate có cấu trúc 6 - 7 lớp bền chắc và nhãn bảo vệ Brother có cấu trúc laminate sẽ để lại dấu ô vuông trên bề mặt đối tượng định danh nếu gỡ tem.

Các chất liệu tem dán tài sản cố định

Các chất liệu tem dán tài sản cố định

PHƯƠNG PHÁP TẠO TEM KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tem kiểm kê tài sản cố định thường được tạo ra bằng hai phương pháp sau:

 + GIA CÔNG TEM KIỂM KÊ

Dịch vụ gia công tem nhãn không còn xa lạ với người dùng trên thị trường hiện nay, với sự đầu tư tập trung về công nghệ in ấn cũng như thiết bị và nhân lực các đơn vị cung cấp dịch vụ gia công cho phép khách hàng đặt ra các yêu cầu khắt khe hay độc lạ cho con tem của mình về định dạng, quy cách, màu sắc,... Sử dụng dịch vụ gia công in tem tài sản cố định giúp tổ chức, doanh nghiệp, công ty xây dựng hình ảnh và dấu ấn riêng cho tài sản của mình.

Tuy nhiên, để khởi tạo một đơn hàng gia công đặt ra yêu cầu về số lượng con tem lớn, khó thay đổi thông tin in khi đã lên đơn, phải lưu trữ tem đã gia công khi chưa sử dụng và không thể tạo tem nhãn gấp khi cần.

 + ĐẦU TƯ MÁY IN TEM TÀI SẢN CHỦ ĐỘNG

Máy in tem tài sản hay máy in tem nhãn dán là thiết bị chuyên dụng trong hoạt động in ấn tem nhãn với kích thước nhỏ gọn được trang bị trực tiếp cho doanh nghiệp, văn phòng, tổ chức.

Thiết bị cho phép in ấn tem nhãn khi cần với số lượng theo yêu cầu (nhiều hay ít) với các định dạng linh hoạt có thể dễ dàng thay đổi thông tin in qua phần mềm thiết kế.

Trang bị máy in tem không chỉ ứng dụng trong in tem kiểm kê mà người dùng còn có thể thay đổi bản thiết kế để in tem sản phẩm, tem giá, tem trang sức, tem bảo hành,...

Tuy nhiên, máy in tem nhãn mã vạch chỉ in 1 màu (thường là màu chữ đen).

Giới thiệu tới bạn đọc 2 lựa chọn trong giải pháp in tem tài sản cố định bằng máy in tem chuyên dụng gồm:

  ++ MÁY IN TEM NHÃN

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà có thể lựa chọn máy in tem để bàn hay máy in tem công nghiệp.

Máy in tem nhãn cho phép chinh phục nhiều loại chất liệu tem khác như từ decal giấy, PVC hay xi bạc, decal vỡ cho các ứng dụng in tem kiểm kê tài sản cố định một cách linh hoạt.

Khi lựa chọn máy in tem nhãn người dùng cần xác định nhu cầu sử dụng thực tế để tìm kiếm cho mình thiết bị có các tính năng làm việc hỗ trợ tốt nhất về tốc độ in, độ rộng in, độ phân giải, cổng giao tiếp,....

Một số model máy in tem nhãn nổi bật cho bạn: Zebra ZD230 để bàn, Ring 412PEI+ bán công nghiệp, Ring 4012PLM+ công nghiệp,...

  ++ MÁY IN TEM NHÃN BROTHER

Brother là thương hiệu cung cấp máy in tem nhãn nổi tiếng với công nghệ in độc quyền cho các hiệu quả vượt trội về độ bền, tính đa dạng và giá cả.

Máy in tem nhãn Brother với nhãn in Brother cho phép người dùng in ấn thông tin với sự đa dạng về màu mực in hay màu con tem.

Để in tem kiểm kê tài sản cố định bằng máy in tem nhãn Brother có thể sử dụng:

  • Máy in nhãn cầm tay Brother P-Touch: Cấu trúc nhỏ gọn cầm tay, bỏ túi cho phép in tem nhãn kích thước tối đa 24mm với bàn phím và màn hình trên thân máy dễ dàng điều chỉnh thiết kế mà không phụ thuộc vào máy chủ.

  • Máy in nhãn để bàn Brother QL: Công nghệ in laminate cho chất lượng tem vượt trội về độ bền và độ phân giải.

Tạo tem kiểm kê tài sản cố định

Tạo tem kiểm kê tài sản cố định

ĐẦU TƯ GIẢI PHÁP IN TEM DÁN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHÍNH HÃNG TẠI THẾ GIỚI MÃ VẠCH

Thế Giới Mã Vạch hoạt động trong lĩnh vực mã số mã vạch với hơn 10 năm kinh nghiệm hân hạnh cung cấp tới quý khách hàng giải pháp in tem dán kiểm kê tài sản cố định chất lượng cao gồm:

VẬT LIỆU IN: Nhập khẩu, được sàng lọc kiểm tra kỹ càng trước khi chuyển tới tay khách hàng với sự đa dạng trong quy cách con tem, chất liệu tem, thoải mái trong lựa chọn hay đặt yêu cầu.

GIA CÔNG TEM: Với đội ngũ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, Thế Giới Mã Vạch tiếp nhận các đơn hàng gia công đa dạng. Quy trình làm việc có chạy demo tem nhãn, tiếp nhận các định dạng tem khó, cam kết về chất lượng hình ảnh đồng đều.

MÁY IN TEM NHÃN: Là đơn vị phân phối chính hãng của loạt thương hiệu lớn trên thế giới, chúng tôi cam kết cung cấp tới quý khách hàng những thiết bị nhập khẩu 100% có chứng nhận CO, CQ với sự đa dạng trong model máy cùng các dịch vụ hậu mãi uy tín, hấp dẫn.

Vì vậy, hãy liên hệ ngay tới Thế Giới Mã Vạch để sở hữu cho mình những giải pháp in tem kiểm kê tài sản cố định chất lượng, giá tốt qua Hotline 0902 923 569.

>>> Xem thêm:

Mayintemmavach.net phân phối thiết bị mã vạch chính hãng

☆ Hotline: 0902 923 569

☆ Email: huong@thegioimavach.com

☆ Địa chỉ: 33/1 hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM

☆ Website: https://mayintemmavach.net/


Tin tức liên quan

MÁY IN TEM LINH KIỆN ĐIỆN TỬ, BO MẠCH, BẢNG MẠCH
MÁY IN TEM LINH KIỆN ĐIỆN TỬ, BO MẠCH, BẢNG MẠCH

952 Lượt xem

Máy in tem linh kiện điện tử, bo mạch, bảng mạch  cung cấp khả năng in ấn hình ảnh, mã số mã vạch lên bề mặt các loại tem nhãn có độ bóng và độ bền cao đảm bảo độ bền con tem khi làm việc trong điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ. Cùng Mayintemmavach.net tìm hiểu chi tiết hơn về các dòng máy in tem bo mạch, bảng mạch qua nội dung sau đây.

MÁY ĐỌC MÃ VẠCH CẦM TAY BỊ LỖI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
MÁY ĐỌC MÃ VẠCH CẦM TAY BỊ LỖI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

10719 Lượt xem

Là vật dụng phổ biến tại các quầy thu ngân, kho bãi, đầu đọc mã vạch cầm tay đang ngày càng chứng minh được chức năng của mình. Song với tần suất sử dụng cao độ, chắc hẳn bạn không ít hơn 1 lần đã gặp tình trạng máy bị lỗi, nó làm bạn khá bối rối khi khách hàng đang chờ tính tiền hay đơn hàng đang chờ kiểm. Hãy để thegioimavach.com mách bạn một số mẹo để giải quyết tình trạng máy đọc mã vạch cầm tay bị lỗi nhé!

MÁY IN MÃ VẠCH BÁO ĐÈN ĐỎ - NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC
MÁY IN MÃ VẠCH BÁO ĐÈN ĐỎ - NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC

2149 Lượt xem

Một trong những lỗi thông dụng từ máy in mã vạch mà bạn vẫn rất thường xuyên gặp phải khi đang thiết lập cũng như đang sử dụng đó chính là lỗi máy in mã vạch báo đèn đỏ. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như về cách khắc phục cho lỗi này thì bạn không nên bỏ qua bài chia sẻ “Máy in mã vạch báo đèn đỏ - Nguyên nhân, cách khắc phục” của Mayintemmavach.net. Cùng theo dõi nhé!

TÌM HIỂU SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÃ VẠCH 1D VÀ MÃ VẠCH 2D
TÌM HIỂU SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÃ VẠCH 1D VÀ MÃ VẠCH 2D

2503 Lượt xem

Mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver là một bước tiến mới trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát hàng hóa, sản phẩm thậm chí là con người trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Hiện nay trên thị trường có 2 loại mã vạch thông dụng là mã vạch 1D và mã vạch 2D với các tình huống và trường hợp ứng dụng khác nhau. Hãy cùng Thế Giới Mã Vạch tìm hiểu xem sự khác nhau giữa hai loại mã vạch này qua bài viết sau.

MÁY IN TEM NHÃN MÃ VẠCH CHO CỬA HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
MÁY IN TEM NHÃN MÃ VẠCH CHO CỬA HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

1118 Lượt xem

Máy in tem nhãn mã vạch trở thành “cánh tay phải” đắc lực cho các hoạt động in ấn tạo tem nhãn quản lý trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực từ đó nâng cao chất lượng vận hành doanh nghiệp. Bài viết tập trung về máy in tem nhãn cho cửa hàng thực phẩm động lạnh cùng tham khảo nhé!

TOP 7 MÁY IN ĐƠN HÀNG GHTK ĐÁNG ĐẦU TƯ NHẤT
TOP 7 MÁY IN ĐƠN HÀNG GHTK ĐÁNG ĐẦU TƯ NHẤT

2380 Lượt xem

Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử và chọn đơn vị thứ ba phục vụ cho công tác giao hàng, vận chuyển đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nếu bạn đang có dự định kinh doanh online thì đừng bỏ qua top 7 máy in đơn hàng GHTK đáng đầu tư trong bài viết này. Đây là một trong những thiết bị bắt buộc phải trang bị cho hoạt động kinh doanh online và sử dụng dịch vụ giao hàng, chuyển phát nhanh qua đơn vị Giao Hàng Tiết Kiệm.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng