TÌM HIỂU VỀ MÃ VẠCH DPM (DIRECT PART MARKING)

Đối với các đối tượng có môi trường làm việc đặc thù như vũ trụ, quân sự, y tế việc in mã vạch và dán lên bề mặt không mang lại hiệu quả cao thậm chí là ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nên thay vào đó công nghệ mã vạch DPM (Direct Part Marking) được phát triển. Cùng tìm hiểu về loại mã vạch này qua bài chia sẻ dưới đây:

DPM (DIRECT PART MARKING) LÀ GÌ? CÔNG DỤNG

DPM được viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của cụm Direct Part Marking.

DPM được hiểu là mã vạch khắc đánh dấu từng phần cho phép hình ảnh mã vạch được hiển thị “vĩnh viễn” trên đối tượng định danh.

Sự “vĩnh viễn” của mã vạch được tính dựa trên các điều kiện môi trường làm việc của đối tượng được định danh, là 30 năm với các sản phẩm trong vũ trụ hay vài năm với các thiết bị viễn thông, y tế.

Mã vạch DPM (Direct Part Marking)

Mã vạch DPM (Direct Part Marking)

Công nghệ Direct Part Marking (hay đánh dấu từng phần) là công nghệ đánh dấu vĩnh viễn mã vạch đang được phát triển mạnh mẽ trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực có thể kể đến như quân sự, y tế, vũ trụ và hiện nay là các ứng dụng trong viễn thông, sản xuất, vận chuyển…

LỊCH SỬ CỦA DPM (DIRECT PART MARKING)

Công nghệ mã số mã vạch được phát minh và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 mang lại những hiệu quả quản lý hiệu suất cao, chính xác bằng các mã vạch 1D sọc trắng đen, 2D ma trận phức tạp và tương lai là mã 3D ba chiều.

Mã vạch khắc DPM (Direct Part Marking) với tính chất khắc trực tiếp lên bề mặt đối tượng định danh được đưa vào sử dụng đầu tiên trong quân đội giúp xác định chính các các khối động cơ như ống xả, ống van, đường ống nạp.

Sau đó là sự phát triển ứng dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đánh dấu các bộ phận của động cơ phản lực như cánh quạt với độ bền cao đến 30 năm.

Và trở lại thời gian này, mã vạch Direct Part Marking thậm chí được đưa vào trong các ứng dụng định danh thiết bị cấy ghép, dụng cụ phẫu thuật của lĩnh vực y tế.

 MÃ VẠCH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DPM (DIRECT PART MARKING)

Mã vạch 1D và mã vạch 2D có sự đa dạng trong các loại mã như mã EAN, UPC,... hay mã QR code, Data Matrix, PDF417,... mang lại những hiệu quả định danh khác nhau.

Mã vạch được ưa chuộng trong ứng dụng khắc vĩnh viễn thông thường là mã Data Matrix phức tạp chứ không phải mã 1D đơn giản bởi:

  • Mã vạch Data Matrix mã hóa lượng dữ liệu lớn (trung bình 2,000 kí tự)

  • Phản hồi dữ liệu theo hai chiều

  • Diện tích hiển thị nhỏ.

  • Cung cấp rất nhiều mã sửa lỗi đảm bảo thông tin phản hồi về chính xác dù bề mặt mã bị hỏng.

Mã vạch 1D vẫn có thể làm mã vạch khắc DPM nhưng không thông dụng.

>>> Xem thêm: Mã vạch Data Matrix

ỨNG DỤNG CỦA MÃ VẠCH DIRECT PART MARKING

Mã vạch Direct Part Marking được đưa vào sử dụng với nhiều chức năng mà bạn đọc có thể đang tìm kiếm cho đơn vị của mình như:

  • Ghi nhận lịch sử bảo trì, tỷ lệ hỏng hóc từ đó đưa ra các lịch sử thay thế linh kiện máy quan trọng.

  • Theo dõi đối tượng trong chuỗi cung ứng (dược phẩm) đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm sự tràn lan của hàng giả.

  • Định danh các thiết bị cấy ghép, hỗ trợ cung cấp thông tin chính xác cho hồ sơ y tế điện tử (EMR)

Mã vạch khắc DPM đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực:

  • Hàng không vũ trụ

  • Quân sự (Bộ quốc phòng của một số nước ở Châu Âu và Châu Mỹ)

  • Y tế, phẫu thuật (các vật dụng y tế)

  • Đồ trang sức

  • Ô tô

  • Điện tử

Có thể tạo mã vạch Direct Part Marking trên nhiều vật liệu:

  • Kim loại

  • Da

  • Thủy tinh

  • Cao su

  • Nhựa

Ứng dụng công nghệ mã vạch DPM (Direct Part Marking)

Ứng dụng công nghệ mã vạch DPM (Direct Part Marking)

CÔNG NGHỆ IN MÃ VẠCH DPM (DIRECT PART MARKING)

Hiện nay thị trường cung cấp các công nghệ in tạo mã vạch đa dạng phù hợp cho các vật liệu và môi trường làm việc khác nhau. Đối với mã vạch DPM thông thường sẽ được sử dụng công nghệ in Dot-peen hoặc laser.

 + CÔNG NGHỆ IN DOT-PEEN

Công nghệ Dot-peen tạo thông tin bằng các chấm nhỏ lên bề mặt vật liệu.

Công nghệ Dot-peen không làm ảnh hưởng đến kết cấu của kim loại, tạo ra hình ảnh có phần rõ nét hơn nhưng các bề mặt có thể sử dụng công nghệ này ít và có chi phí đầu tư cao.

 + CÔNG NGHỆ IN LASER

Khắc laser sử dụng các chùm tia laser hội tụ lại một điểm đốt cháy bề mặt hoặc điểm cần tác động để tạo hình ảnh.

Công nghệ Laser thường được sử dụng nhiều bởi khả năng in ấn trên nhiều chất liệu và tạo ra các mã vạch có phần dễ đọc được bởi máy quét mã vạch.

LƯU Ý KHI DÙNG MÃ VẠCH DPM (DIRECT PART MARKING)

 + NHƯỢC ĐIỂM CỦA DPM (DIRECT PART MARKING)

Mã vạch DPM được tạo ra bằng việc khắc trực tiếp lên đối tượng định danh điều này gây khó khăn cho máy đọc mã vạch trong việc nhận diện dữ liệu ngay cả khi là máy chuyên dụng cho mã DPM bởi vất để trong quá trình in. Nên để đảm bảo mã vạch sau khi tạo ra có thể được giải mã cần sử dụng đến trình xác định chất lượng mã vạch.

Thêm vào đó, để đọc được mã vạch DPM người dùng cần lưu ý lựa chọn các dòng máy scan mã vạch có độ phân giải ít nhất là bằng ½ độ phân giải của mã vạch. Ví dụ mã vạch có resolution là 1688 x 1108 thì máy scan mã nên có độ phân giải 844 x 554.

 + NÊN DÙNG DPM (DIRECT PART MARKING) KHI:

Mã vạch DPM có chi phí đầu tư khá cao nên người dùng nên sử dụng loại mã này khi:

  • Không gian in quá nhỏ để sử dụng nhãn dán mã vạch

  • Môi trường làm việc của đối tượng định danh mang tính đặc thù mà các cách dùng nhãn in khác không thể có độ bền cao.

  • Các đối tượng cần nhận dạng dữ liệu và theo dõi trong suốt vòng đời của chúng.

  • Với các mặt hàng cần được đánh dấu trong quá trình sản xuất.

  • Và khi có hiệu quả hơn về chi phí so với in nhãn dán.

CÁC DÒNG MÁY QUÉT MÃ VẠCH DPM

Để lựa chọn máy quét mã vạch để giải mã mã DPM phù hợp người dùng cần xem xét kỹ lượng về thông số kỹ thuật máy quét vì hầu hết các dòng máy quét mã trên thị trường hiện nay chỉ cung cấp khả năng quét mã 1D hoặc 2D thông dụng.

Ngoài ra, khả năng quét được mã DPM của các dòng máy quét mã DPM chuyên dụng còn phụ thuộc vào mã vạch được in như thế nào, trên chất liệu nào.

Vì vậy, để đưa ra lựa chọn phù hợp cho đơn vị, doanh nghiệp của mình hãy yêu cầu nhà cung cấp demo chạy thử máy trên mã vạch DPM của bạn.

Sau đây là một số dòng máy quét mã vạch DPM nổi bật trên thị trường mà bạn có thể tham khảo nhanh:

 1/ Máy quét mã vạch DPM Zebra DS4608-DPE

Thuộc dòng máy quét cầm tay, DS4608-DPE có thiết kế nhỏ gọn với khả năng quét mã chính xác nhờ cảm biến hình ảnh độ phân giải cao lên đến 1280 x 800 pixels.

Cùng với 2 phiên bản khác là DS4608-SR DS4608-HC, Zebra DS4608-DPE mang đến tốc độ quét ổn định, cấu trúc máy bền chắc với chi phí đầu tư thấp.

>>> Xem chi tiết: Máy quét mã vạch DPM Zebra DS4608-DPE

 2/ Máy quét mã vạch có dây DPM Honeywell 1950GHD

Thuộc dòng máy quét có dây cầm tay sở hữu cảm biến 1280 x 800 pixel array cùng tốc độ quét cao lên đến 400cm/s, Honeywell 1950GHD cung cấp hiệu suất làm việc vượt trội, nhận diện tốt các mã vạch mật độ cao.

>>> Xem chi tiết: Máy quét mã vạch DPM Honeywell 1950GHD

 3/ Máy quét mã vạch không dây DPM Honeywell 1952GHD

Thuộc dòng máy quét không dây cầm tay, Honeywell 1952GHD mở rộng phạm vi làm việc lên đến 10 mét tăng cường tính linh hoạt trong quá trình ứng dụng.

Công nghệ quét Area Image độ phân giải 1240 x 800 pixel cho khả năng nhận diện mã vạch mật độ cao, độ tương phản thấp cực tốt, tốc độ quét đạt đến 157 in/s cho hiệu suất cao.

>>> Xem chi tiết: Máy quét mã vạch DPM Honeywell 1952GHD

 4/ Máy quét mã vạch DPM Zebra DS3678-DP

Thuộc dòng máy quét công nghiệp với thiết kế cầm tay, Zebra DS3678-DP có độ bền thân máy vượt trội, cung cấp khả năng quét ở khoảng cách xa chính xác cao có thể xử lý cùng lúc 20 mã vạch.

>>> Xem chi tiết: Máy quét mã vạch DPM Zebra DS3678-DP

Máy quét mã vạch DPM cầm tay

Máy quét mã vạch DPM cầm tay

Ngoài ra, các dòng máy quét băng chuyền cố định cũng cung cấp khả năng quét mã vạch DPM mạnh mẽ mà tiêu biểu là:

 5/ Máy quét mã vạch DPM băng chuyền Zebra FS10

Sở hữu kích thước máy nhỏ gọn cho không gian làm việc giới hạn.

Cổng kết nối máy đa dạng dễ dàng liên kết và chuyển tải dữ liệu.

Tốc độ quét máy cao đạt đến 60 khung hình/ giây cho hiệu quả làm việc liên tục.

Cảm biến hình ảnh 1280 x 800 pixels với Monochrome (Đơn sắc): 1.2 MP cho khả năng nhận diện mã vạch vượt trội.

 6/ Máy quét mã vạch DPM cố định Zebra FS20

Có công nghệ PRZM Intelligent Imaging độc quyền giúp thiết bị quét mã vạch tốt trên nhiều bề mặt: cong, gồ ghề, độ tương phản thấp.

Cáp nguồn Ethernet (PoE) tối ưu thời gian và chất lượng trao đổi dữ liệu.

Tốc độ 60 khung hình / giây.

Cảm biến hình ảnh 1280 x 800 pixels.

 7/ Máy quét mã vạch DPM công nghiệp cố định Zebra FS40

Tốc độ 60 khung hình/ giây.

Cảm biến hình ảnh 1920 x 1200 pixels với Monochrome (Đơn sắc): 2.3 MP nhận diện chính xác hình ảnh mã vạch độ phân giải cao.

Công nghệ giải mã tự động Auto-Tune giúp nhận diện mã vạch chọn lọc hiệu quả cao.

Đèn nhắm mục tiêu Laser starburst giúp xác định đối tượng và quét nhanh hơn.

 8/ Máy quét mã vạch DPM băng chuyền cố định Zebra FS70

Tốc độ 60 khung hình/ giây.

Cảm biến hình ảnh 2600 x 1952 pixels với Monochrome (Đơn sắc): 5.1 MP và cảm biến 2591 x 1944 pixels với Monochrome (Màu sắc): 5.1 MP. 

Ống kính ngàm C có thể thay đổi góc rộng quét mã.

Máy quét mã vạch DPM băng chuyền cố định

Máy quét mã vạch DPM băng chuyền cố định

Vừa rồi là những thông tin bổ ích về mã vạch DPM (Direct Part Marking) mà Thế Giới Mã Vạch muốn chia sẻ tới bạn đọc, Hy vọng qua đây có thể giúp bạn đọc đưa ra những ứng dụng phù hợp cho hoạt động vận hành doanh nghiệp của mình.

Nếu có thêm bất cứ câu hỏi hay thắc mắc liên quan hãy liên hệ ngay tới Hotline 0902 923 569 để được chuyên viên lành nghề tư vấn thêm.

Thế Giới Mã Vạch hân hạnh cung cấp thiết bị mã số mã vạch nhập khẩu chính hãng, chất lượng cao, mức giá cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

>>> Xem thêm:

Mayintemmavach.net phân phối thiết bị mã vạch chính hãng

☆ Hotline: 0902 923 569

☆ Email: huong@thegioimavach.com

☆ Địa chỉ: 33/1 hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM

☆ Website: https://mayintemmavach.net/


Tin tức liên quan

CÁCH KẾT NỐI MÁY IN TEM MÃ VẠCH VỚI MÁY TÍNH

CÁCH KẾT NỐI MÁY IN TEM MÃ VẠCH VỚI MÁY TÍNH

667 Lượt xem

Máy in tem mã vạch là thiết bị được sử dụng phổ biến cho hoạt động in ấn tạo hình ảnh trên bề mặt tem nhãn cho các mục đích định danh hàng hóa, sản phẩm, vật liệu,... Thông thường máy in tem mã vạch sẽ nhận dữ liệu in từ máy chủ là máy tính. Nếu bạn mới mua máy về và chưa viết làm sao để kết nối thì hãy tham khảo ngay hướng dẫn cách kết nối máy in tem với máy tính của mayintemmavach.net ngay sau đây!
TEM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC LÀ GÌ? CHỨC NĂNG VÀ CÁCH DÙNG HIỆU QUẢ

TEM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC LÀ GÌ? CHỨC NĂNG VÀ CÁCH DÙNG HIỆU QUẢ

856 Lượt xem

Ngày nay, người tiêu dùng và Nhà nước dần có sự quan tâm hơn đối với nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng đặc biệt là đối với nông sản. Để thuận tiện cho doanh nghiệp, Nhà nước và cả người tiêu dùng, việc đăng ký và sử dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm là điều cần thiết mà sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin cần biết về loại tem nhãn này, cùng theo dõi ngay chia sẻ.
TEM PHỤ SẢN PHẨM NHẬP KHẨU: QUY ĐỊNH, CHẤT LIỆU, CÁCH IN

TEM PHỤ SẢN PHẨM NHẬP KHẨU: QUY ĐỊNH, CHẤT LIỆU, CÁCH IN

4489 Lượt xem

Trên các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập khẩu hợp pháp tới thị trường Việt Nam đều có sự xuất hiện của tem phụ chứa các thông tin bằng tiếng Việt. Cùng tìm hiểu về các quy định, chất liệu, cách in ấn của loại tem phụ sản phẩm nhập khẩu qua bài chia sẻ dưới đây:
TOP 5 MÁY QUÉT MÃ QR CODE THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (CCCD)

TOP 5 MÁY QUÉT MÃ QR CODE THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (CCCD)

5957 Lượt xem

Thẻ căn cước công dân (CCCD) đang được chuyển đổi sang dạng thẻ chip với 12 số. Thẻ có gắn chip cho khả năng tích hợp nhiều thông tin và công cụ bảo mật cao. Và để thuận tiện trong việc chuyển đổi này thì mỗi một CCCD đều có mã QR code mà khi nhận thẻ người dùng có thể nhanh chóng kiểm tra thông tin chuyển đổi có chính xác hay không. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về chức năng của mã QR code này và top 5 máy quét mã QR Code thẻ căn cước công dân (CCCD) qua bài chia sẻ sau đây:
TÌNH TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TẠI VIỆT NAM

TÌNH TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TẠI VIỆT NAM

3177 Lượt xem

RFID là công nghệ nhận diện đối tượng bằng sóng vô tuyến mạnh mẽ, có thể cùng lúc nhận diện hàng loạt đối tượng với độ chính xác cao ở khoảng cách xa. Nên, RFID đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là quản lý và lưu trữ hàng hóa. Vậy, tình trạng ứng dụng công nghệ RFID tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu sơ bộ về thị trường “náo nhiệt” này qua bài viết dưới đây.
15 DÒNG MÁY IN TEM NHÃN DECAL PHÙ HỢP CHO BÁN LẺ, SẢN XUẤT

15 DÒNG MÁY IN TEM NHÃN DECAL PHÙ HỢP CHO BÁN LẺ, SẢN XUẤT

10574 Lượt xem

Lựa chọn và trang bị cho mình máy in tem nhãn giấy decal phù hợp không những giúp tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn mang lại hiệu quả vận hành cao. Mayintemmavach.net sau đây xin giới thiệu tới bạn đọc 15 dòng máy in tem nhãn decal phù hợp cho bán lẻ, sản xuất được đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Cùng tham khảo nhé!

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng