DATAMATRIX CODE: KHÁI NIỆM, ƯU NHƯỢC, CẤU TẠO VÀ SỰ MỞ RỘNG

Sự phát triển của công nghệ mã vạch giúp nâng cao hiệu quả mã hóa dữ liệu, từ đó tăng cường tính ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, mang lại trải nghiệm sử dụng tốt hơn trong cuộc sống hiện nay. Datamatrix code là loại hình mã vạch mã trận phức tạp với khả năng mã hóa dữ liệu lớn, bảo mật cao mà bạn nên tham khảo ứng dụng cho vận hành doanh nghiệp, tổ chức của mình.

DATAMATRIX CODE LÀ GÌ?

Datamatrix là mã vạch 2 chiều bao gồm các điểm/ chấm đen trắng sắp xếp xen kẽ phức tạp trong hình vuông hoặc hình chữ nhật (Lược dịch wikipedia.org)

Datamatrix code có thể mã hóa dữ liệu là văn bản hoặc số.

Datamatrix code

Datamatrix code

>>> Mã số mã vạch là gì?

Lượng dữ liệu có thể mã hóa trong Datamatrix code tối đa có thể lên đến 1556 byte cho phép lưu trữ tới 2.335 ký tự chữ và số.

Tất cả ma trận mã Datamatrix code khi tạo đều có hai đường viền liền kề liền nhau hình chữ "L" có chức năng định vị và định hướng biểu tượng.

Bên cạnh đường viền “L” thì trong Datamatrix code là các ô hay modun đen - trắng xen kẽ trong đó ô màu trắng trong mã đại diện cho 1 và ô màu đen đại diện cho 0 hoặc ngược lại. Mật độ các ô sẽ tăng lên tương ứng với lượng dữ liệu được mã hóa.

Kích thước Datamatrix code thay đổi từ 10 × 10 đến 144 × 144 trong phiên bản mới ECC 200 và từ 9 × 9 đến 49 × 49 trong phiên bản cũ ECC 000-140. 

ĐÁNH GIÁ ƯU - NHƯỢC CỦA DATAMATRIX CODE

Là mã vạch 2D, Datamatrix code có những ưu điểm vượt trội cùng với đó là mặt tồn tại mà người dùng nên nắm bắt cho việc ứng dụng của mình:

 Ưu điểm của mã Datamatrix code 

Kích thước nhỏ: Datamatrix code có thể mã hóa lượng dữ liệu lớn trong diện tích hiển thị chỉ vài milimet lý tưởng cho các ứng dụng in ấn mã không gian giới hạn.

Sửa lỗi sai tự động: khác với việc sử dụng số kiểm tra để kiểm tra tính đúng ở mã EAN, Datamatrix code có cơ chế tự động sửa lỗi để bảo toàn dữ liệu khi được quét bởi máy quét mã vạch chuyên dụng dù bề mặt mã đã bị tổn hại tới 30%.

Được đọc ở độ tương phản chỉ 20% hỗ trợ các ứng dụng làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng hay trên các bề mặt tem tương phản thấp.

Cho phép đọc thông tin từ nhiều hướng mà không cần căn chỉnh.

 Nhược điểm của mã Datamatrix code 

Chỉ được giải mã bởi máy đọc mã vạch 2D (công nghệ quét Array Imager) bởi sự phức tạp trên toàn diện tích của mã khiến tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp, công ty, tổ chức.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của mã vạch 2D như hiện nay thì việc trang bị thêm các công nghệ quét tương ứng là điều cần thiết.

>>> Tìm hiểu sự khác nhau giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D

 TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG DATA MATRIX CODE

Datamatrix code là mã vạch được sử dụng nhiều trong quản lý sản phẩm, vật liệu bởi:

  • Nếu kích thước nhỏ nhất của mã QR là các mô-đun 21 × 21, thì trong Datamatrix code chỉ còn 10 × 10 mô-đun. Với kích thước ma trận dữ liệu này có thể vận hành hiệu quả trong những  khu vực rất nhỏ của vật liệu.

  • Tỷ lệ sửa lỗi vượt trội hơn các mã 2D khác.

  • Có khả năng phục hồi dữ liệu khi mã bị hỏng và có độ bảo mật cao hơn.

>>> Xem thêm:

Mã vạch PDF417

Mã UPC code

CẤU TẠO CỦA DATAMATRIX CODE

Các phiên bản cũ của mã DataMatrix code là: ECC000, ECC050, ECC080, ECC100 và ECC140 gần như không bao giờ được sử dụng.

Phiên bản mới nhất của mã DataMatrix code là ECC200 có cấu trúc gồm 2 phần: dấu hiệu tìm kiếm (hỗ trợ máy quét trong định vị hình mã) và dữ liệu đã mã hóa.

Dấu hiệu tìm kiếm cho phép xác định hình dạng mã là vuông hoặc chữ nhật qua cỡ, kích thước X và số hàng, cột.

Cấu tạo DataMatrix code

Cấu tạo DataMatrix code

Trong đó:

• Vạch tối liền là “dấu hiệu tìm kiếm hình L” (L finder pattern) xác định cỡ, hướng và sự biến dạng của hình mã. 

• Hai cạnh khác còn lại gồm các phần tử tối và sáng xen kẽ nhau là “rãnh đồng hồ” (Clock Track) xác định cấu trúc cơ bản của hình mã và hỗ trợ xác định cỡ và sự biến dạng của nó. 

 CHI TIẾT THÔNG SỐ KỸ THUẬT DATAMATRIX

Mã DataMatrix (ECC200) có hai cấu hình, hình vuông và hình chữ nhật và luôn chứa số lượng ô chẵn.

  • Kiểu vuông:

    • Kích thước nhỏ nhất - lớn nhất: 10 x 10 mô-đun và 144 x 144 mô-đun.

    • Dung lượng dữ liệu tối đa: 3116 ký tự số; 2335 ký tự chữ & số hoặc 1556 ký tự nhị phân.

    • Các loại kích thước: Có 24 kích thước ký hiệu khác nhau, khi có nhiều hơn 24 x 24 mô-đun mã sẽ được chia thành các khối không vượt quá 24 mô-đun ở 1 bên để ngăn mã biến dạng.

  • Kiểu hình chữ nhật:

    • Kích thước nhỏ nhất - lớn nhất: 8 x 16 mô-đun và 16 x 48 mô-đun.

    • Dung lượng dữ liệu tối đa: 98 ký tự số; 72 ký tự chữ & số hoặc 47 ký tự nhị phân.

    • Các loại kích thước: 8 x 18 mô-đun, 12 x 26 mô-đun, 16 x 36 mô-đun (dạng 1 khối); 8 x 32 mô-đun, 12 x 36 mô-đun, 16 x 48 mô-đun (dạng 2 khối).

Xác định kích thước của mã Datamatrix code bằng cách nhân kích thước ký hiệu với kích thước có thể in của mô-đun (0,25 mm), cụ thể: 

  • Kích thước biểu tượng: 10 x 10 mô đun = 2,5 x 2,5 mm (10x0,25)

  • Kích thước biểu tượng: 32 x 32 mô đun = 8,0 x 8,0 mm (32x0,25)

  • Kích thước biểu tượng: 8 x 18 mô đun = 2,0 x 4,5 mm (8x0,25 và 18x0,25)

  Dung lượng dữ liệu Datamatrix code

☆ Kiểu vuông:

10 x 10: 6 - 3 - 1 (số - số & chữ - nhị phân), 12 x 12: 10 - 6 - 3, 14 x 14: 16 - 10 - 6, 16 x 16: 24 - 16 - 10, 18 x 18: 36 - 25 - 16, 20 x 20: 44 - 31 - 20, 22 x 22: 60 - 43 - 28, 24 x 24: 72 - 52 - 34, 26 x 26: 88 - 64 42, 32 x 32: 124 - 91 - 60, 36 x 36: 172 - 127 - 84, 40 x 40: 228 - 169 - 112, 44 x 44: 288 - 214 - 142, 48 x 48: 348 - 259 - 172, 52 x 52: 408 - 304 - 202, 64 x 64: 560 - 418 - 278, 72 x 72: 736 - 550 - 365, 80 x 80: 912 - 682 - 454, 88 x 88: 1152 - 862 - 574, 96 x 96: 1392 - 1042 - 694, 104 x 104: 1632 - 1222 - 814, 120 x 120: 2100 - 1573 - 1048, 132 x 132: 2608 - 1954 - 1302, 144 x 144: 3116 - 2335 - 1556 

☆ Kiểu hình chữ nhật:

SỐ MÔ-ĐUN 

DUNG LƯỢNG DỮ LIỆU

LỖI SỬA TỶ LỆ 

  SỐ 

CHỮ VÀ SỐ 

NHỊ PHÂN 

8 X 18

10

6

3

25%

8 X 32

20

13

8

24%

12 X 26

32

22

14

23 đến 37%

12 X 36

44

31

20

23 đến 38%

16 X 36

64

46

30

21 đến 38%

16 X 48

98

72

47

18 đến 33%

TÌM HIỂU THÊM VỀ GS1 DATAMATRIX

GS1 DataMatrix là ký hiệu mã 2D được GS1 chuẩn hóa để phân phối được dựa trên Tiêu chuẩn ECC200.

Để phân biệt với mã DataMatrix thông thường, GS1 DataMatrix được mã hóa như sau:

  • [FNC1] được đặt ở đầu dữ liệu để xác định dữ liệu đó là thông số kỹ thuật tiêu chuẩn của GS1.

  • AI số phân định ứng dụng GS1 có 2, 3 hoặc 4 chữ số thêm vào đầu dải dữ liệu để xác định loại thông tin nào tuân theo mã nhận dạng này. Số nhận dạng ứng dụng (AI) được chỉ định bởi ISO / IEC.

  • Chèn [FNC1] làm dấu tách sau dữ liệu bước sóng khi dữ liệu chiều dài thay đổi.

Ví dụ:

• Dữ liệu 1, 2 và 3 được thể hiện bởi các số phân định ứng dụng AI 1, AI 2, và AI 3. 

• AI 1 có chiều dài định trước

• AI 2 và AI 3 có chiều dài không định trước (tức là chúng chứa dữ liệu chiều dài thay đổi) 

• FNC1 được dùng để thể hiện ký tự hình mã chức năng 1.

Dãy ghép dữ liệu 1 và 2

FNC1

AI1

Dữ liệu 1 (chiều dài định trước)

AI2

Dữ liệu 2 (chiều dài thay đổi)

Dãy ghép Dữ liệu 2 và 3

FNC1

AI2

Dữ liệu 2 (chiều dài thay đổi)

FNC1

AI3

Dữ liệu 3 (chiều dài thay đổi)

Dãy ghép dữ liệu 1, 2 và 3

FNC1

AI1

Dữ liệu 1 (chiều dài định trước)

AI2

Dữ liệu 2 (chiều dài thay đổi)

FNC1

AI3

Dữ liệu 3 (chiều dài thay đổi)

Ví dụ mã GS1 DataMatrix 

Kích thước in cho mô-đun GS1 Datamatrix tham khảo:

  • In trên nhãn: Từ 0.255mm đến 0.615mm, đề nghị cho bạn kích thước 0.3mm.

  • Với DPM: Từ 0.38mm đến 0.495mm, đề nghị cho bạn kích thước 0.38mm.

Vừa rồi là những chia sẻ về Datamatrix code: Khái niệm, ưu nhược, cấu tạo và sự mở rộng. hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn đọc phần nào trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn ứng dụng mã vạch cho nhu cầu cầu của mình.

Nếu còn thêm vấn đề gì trong suốt quá trình ứng dụng hãy liên hệ tới Mayintemmavach.net, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề chúng tôi rất hận hạnh được hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm:

Mã vạch 3D là gì? phương thức hoạt động, ứng dụng, máy quét

Quy trình tạo mã vạch hàng hóa đơn giản cho người mới

Datamatrix & QR code: Điểm giống, khác nhau về cấu tạo, ứng dụng

Mayintemmavach.net phân phối thiết bị mã vạch chính hãng

☆ Hotline: 0902 923 569

☆ Email: huong@thegioimavach.com

☆ Địa chỉ: 33/1 hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM

☆ Website: https://mayintemmavach.net/


Tin tức liên quan

GIẢI PHÁP CHECK IN SỰ KIỆN BẰNG QR CODE CHO MỌI QUY MÔ
GIẢI PHÁP CHECK IN SỰ KIỆN BẰNG QR CODE CHO MỌI QUY MÔ

8772 Lượt xem

Trong một sự kiện, ngoài việc đầu tư vào bày trí không gian đón tiếp khách mời, thì việc check - in tại cửa ra vào, kiểm tra và lưu lại thông tin khách tham dự đóng vai trò quan trọng trong tạo ấn tượng ban đầu hay hỗ trợ các khâu quảng bá về sau. Hiện nay, sự ra đời của giải pháp check in sự kiện bằng QR code giúp nâng tầm thương hiệu mà bất cứ sự kiện nào cũng cần sử dụng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài chia sẻ sau
MUA MÁY IN TEM VỠ CHÍNH HÃNG BẢO HÀNH 12 THÁNG GIÁ TỐT
MUA MÁY IN TEM VỠ CHÍNH HÃNG BẢO HÀNH 12 THÁNG GIÁ TỐT

1440 Lượt xem

Tem vỡ được sử dụng cho các ứng dụng tem nhãn dán bảo vệ, niêm phong, bảo hành trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Ngoài tính chất đặc biệt của con tem người dùng còn có thể in ấn thông tin lên bề mặt cho các ứng dụng định danh hay cung cấp thông tin tới khách hàng. Mua máy in tem vỡ bảo hành, niêm phong chuyên dụng cho các hiệu quả vượt trội về chất lượng hình ảnh mà bạn nên tham khảo ngay top 5 thiết bị sau:
MÁY IN MÃ VẠCH BỊ NHĂN MỰC VÀ CÁCH XỬ LÝ NHANH CHÓNG
MÁY IN MÃ VẠCH BỊ NHĂN MỰC VÀ CÁCH XỬ LÝ NHANH CHÓNG

1875 Lượt xem

Máy in mã vạch bị nhăn mực là một trong những lỗi máy in mã vạch có thể gặp trong quá trình sử dụng thiết bị. Sau đây, mayintemmavach.net sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết máy in mã vạch bị nhăn mực, xác định nguyên nhân và xử lý một cách nhanh chóng qua bài chia sẻ sau.
MÁY IN MÃ VẠCH LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT
MÁY IN MÃ VẠCH LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT

147 Lượt xem

Nếu bạn đang cần quản lý hàng hóa, định danh sản phẩm, quản lý hàng tồn kho của mình bằng công nghệ mã số mã vạch thì máy in mã vạch là thiết bị không thể thiếu. Cùng mayintemmavach.net tìm hiểu xem máy in mã vạch là gì? công nghệ in trên máy in mã vạch ra sao? và máy có thể in được những loại tem nhãn gì? qua bài chia sẻ ngay sau đây.
TOP 5 MÁY QUÉT MÃ QR CODE THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (CCCD)
TOP 5 MÁY QUÉT MÃ QR CODE THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (CCCD)

6036 Lượt xem

Thẻ căn cước công dân (CCCD) đang được chuyển đổi sang dạng thẻ chip với 12 số. Thẻ có gắn chip cho khả năng tích hợp nhiều thông tin và công cụ bảo mật cao. Và để thuận tiện trong việc chuyển đổi này thì mỗi một CCCD đều có mã QR code mà khi nhận thẻ người dùng có thể nhanh chóng kiểm tra thông tin chuyển đổi có chính xác hay không. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về chức năng của mã QR code này và top 5 máy quét mã QR Code thẻ căn cước công dân (CCCD) qua bài chia sẻ sau đây:
TOP 5 MÁY IN TEM NHÃN DÁN TỦ ĐIỆN DÂY CÁP DÂY ĐIỆN HÀNG ĐẦU
TOP 5 MÁY IN TEM NHÃN DÁN TỦ ĐIỆN DÂY CÁP DÂY ĐIỆN HÀNG ĐẦU

1537 Lượt xem

Tủ điện, dây cáp, dây điện, công tắc đèn,... đều cần được định danh bởi tem nhãn dán nhằm hỗ trợ người sử dụng trong phân biệt và kích hoạt chính xác thiết bị tương ứng. Sau đây, Thế Giới Mã Vạch tổng hợp cho bạn đọc top 5 máy in tem nhãn dán tủ điện dây cáp dây điện hàng đầu tạo ra những con tem có chất lượng cao về khả năng bám, độ bền mực in và hình ảnh in rõ ràng

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng