CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH: LỊCH SỬ, NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH, ỨNG DỤNG

Công nghệ mã vạch được hình thành và phát triển mang lại sự vượt trội trong các hoạt động vận hành doanh nghiệp, tổ chức, công ty, cửa hàng,... từ thống kê, kiểm tra hàng hóa đến kiểm soát, điều phối sản phẩm và nhiều hơn các ứng dụng đa dạng trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn lịch sử, nguyên tắc vận hành và các ứng dụng của công nghệ mã vạch qua bài viết sau:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH

Mã số mã vạch lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20 phục vụ cho các hoạt động bán lẻ. Sau đó, sự phát triển của sản xuất và kinh doanh khiến mã số mã vạch ngày càng được hoàn thiện hơn và được ứng dụng ngày càng nhiều trong kinh tế và thế giới.

Năm 1973 tổ chức mã số mã vạch (MSMV) đầu tiên được thành lập gọi là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (tiếng Anh là UCC).

Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời với sự tham gia của 12 nước châu Âu và vào năm 1984 đã đổi tên thành EAN International. Đây là tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu đưa hệ thống EAN được áp dụng trên toàn cầu cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế.

Từ năm 2005, hai tổ chức EAN International và UCC hợp nhất thành một tổ chức phân định toàn cầu có tên là GS1. Tổ chức GS1 quốc tế đóng vai trò quản lý, cấp đầu mã số các nước nhằm tạo một hệ thống hóa cho tất cả các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất từ nước này xuất khẩu sang nước khác trước tình huống thị trường mở cửa như hiện nay.

Mã số mã vạch hay barcode từng được biết đến với hình ảnh các đường kẻ đen song song trên nền trắng với kích thước và khoảng cách khác nhau. Tuy nhiên, trước sự phát triển của công nghệ mã vạch mà hiện nay barcode được chia làm các loại sau:

  • Mã vạch tuyến tính 1D như EAN, UPC, Code 39, Code 93, Code 128,... được biểu diễn dưới dạng vạch trắng đen song song xen kẽ

  • Mã vạch 2 chiều 2D như QR code, Data Matrix, PDF417,.... được biểu diễn dưới dạng hình vuông ma trận phức tạp.

Tìm hiểu sự khác nhau giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D

✦  Mã vạch 3D là gì? phương thức hoạt động, ứng dụng, máy quét

Mã số mã vạch

Mã số mã vạch

 NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH CỦA CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH

Công nghệ mã vạch là công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động với nguyên tắc hoạt động sau:

  • Đặt cho đối tượng cần định danh một dãy số (chữ hoặc số), lưu trữ dữ liệu về đối tượng trong một “đám mây dữ liệu”

  • Mã hóa dãy số (chữ hoặc số) trên dưới dạng mã vạch tạo nên mã số mã vạch hàng hóa.

  • Khi nhập dãy số (chữ hoặc số) vào đầu vào của “đám mây dữ liệu” trên bằng thủ công hoặc máy quét mã vạch chuyên dụng (qua phần mã vạch) các thông tin đã mã hóa được lọc, tìm kiếm, đối chiếu gọi là quá trình giải mã và hiển thị tới người dùng.

Nhờ cơ chế mã hóa và hiển thị thông tin, công nghệ mã vạch mang đến nhiều lợi ích cho các hoạt động vận hành:

  • Hiệu suất: Thao tác quét và giải mã thông tin đều diễn ra tự động giúp giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất làm việc.

  • Chính xác: Tuân thủ các tiêu chuẩn cùng các thao tác bằng thiết bị đảm bảo việc nhập dữ liệu luôn chính xác.

  • Quy trình vận hành nhanh chóng: Nhờ các dữ liệu đã được mã hóa và làm việc chung “đám mây dữ liệu”, việc sai sót hay trùng lặp hoặc các vấn đề khác về sản phẩm, hàng hóa đều được phát hiện nhanh chóng cho việc xử lý nhanh chóng, chính xác.

  • Thoả mãn khách hàng: Từ thông tin rõ ràng, chính xác đến thao tác hoạt động nhanh chóng ngay cả trong thanh toán hay tìm kho hàng làm tăng thiện cảm với khách hàng.

CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BARCODE TRONG CUỘC SỐNG

Công nghệ barcode được ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như:

  • Là yêu cầu bắt buộc cho việc đưa sản phẩm, hàng hóa tiến vào “chuỗi cung ứng” quốc tế.

  • Là ngôn ngữ quốc tế về đơn hàng, thanh toán, vận chuyển,...

  • Là yếu tố quan trọng trong việc quản lý hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức như theo dõi, điều hành quá trình xuất nhập hàng, quản lý kho, kiểm kê tài sản, …

Ngoài ra, trong cuộc sống, công nghệ barcode dễ dàng được bắt gặp tại:

  • Thanh toán ví điện tử

  • Quảng cáo qua QR code

  • Mã đơn giá hàng hóa cho thống kê đơn hàng tại quầy thanh toán

  • Vé tàu, vé máy bay, vé xem phim

  • Check in sự kiện

  • Xác minh thân phận: BHYT, Căn cước công dân,...

  • Phân loại mẫu xét nghiệm, hồ sơ bệnh án,...

  • Kiểm tra nguồn gốc sản phẩm

Ứng dụng công nghệ Barcode

Ứng dụng công nghệ Barcode

CÔNG NGHỆ QUÉT MÃ VẠCH

Như đã đề cập đến ở phần trên, công nghệ mã vạch được biểu hiện dưới dạng mã số mã vạch được mã hóa thông tin, trong đó mã số là phần dùng cho mắt thường đọc và mã vạch dành cho các thiết bị quét mã chuyên dụng nhận diện và chuyển đổi tín hiệu tới “đám mây dữ liệu” được gọi là công nghệ quét mã vạch.

Công nghệ quét mã vạch được chứa trong thiết bị chuyên dụng gọi là máy quét mã vạch.

Hiện nay thị trường cung cấp cho người dùng 2 loại công nghệ quét mã vạch:

 + Công nghệ quét mã 1D

Gồm 2 dạng công nghệ tia quét là tia CCD và tia laser. Riêng tia laser có các dòng máy ở dạng đơn tia và các dòng ở dạng đa tia.

Theo đó, công nghệ quét mã 1D chỉ nhận diện được dữ liệu từ các mã vạch 1D khi tia quét của máy cắt ngang toàn bộ mã vạch. Gọi các dòng thiết bị sử dụng công nghệ quét này là máy quét mã vạch 1D.

 + Công nghệ quét QR Code (công nghệ quét mã vạch 2D)

Hay công nghệ quét mã 2D Array Imager phát ra chùm tia quét kín có khả năng bao trùm lên toàn bộ mã vạch. Do đó, công nghệ quét QR code có thể chinh phục tốt mọi mã vạch 1D và 2D từ nhiều hướng mà không cần căn chỉnh góc.

So sánh máy đọc barcode tia laser, tia CCD và công nghệ imager

Ngoài ra, máy quét mã vạch còn được phân loại dựa trên các tính năng trang bị khác như:

  • Công nghệ kết nối máy chủ: Qua dây dẫn hoặc qua Bluetooth không dây.

  • Thiết kế thân máy: Cầm tay hay để bàn hoặc bỏ túi.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH VÀ CÔNG NGHỆ RFID

Công nghệ RFID là một phát triển mới trong hoạt động mã hóa và giải mã dữ liệu dựa trên tần số vô tuyến mang lại các hiệu quả làm việc vượt trội so với những tính năng mã công nghệ mã vạch đem lại.

Công nghệ RFID sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông tin từ thẻ RFID đến đầu đọc RFID, bên trong thẻ RFID có chứa cảm biến được gắn ăng-ten cho phép truyền dữ liệu ở khoảng cách xa, qua vật chắn với lượng dữ liệu lớn hơn.

Để so sánh chi tiết hơn giữa công nghệ mã vạch và công nghệ RFID bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

 

CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH CÔNG NGHỆ RFID
Mỗi lần chỉ scan/đọc/quét được 1 mã vạch Mỗi lần có thể scan/đọc/quét được số lượng lớn các thẻ
Chỉ scan/đọc/quét mã vạch trong tầm nhìn, trong vùng quét của tia quét phát ra Scan/đọc/quét được các mã vạch khuất tầm mắt, có vật chắn, miễn sao nằm trong phạm vi sóng của RFID
In được 1 lần, không thể thay đổi, cập nhập hay thay đổi thông tin Dễ dàng cập nhập thông tin mới lên thẻ ghi đã in
Dễ bị chụp, in và quét lại RFID chip chứa mã số nhận dạng duy nhất

 

Khả năng làm việc vượt trội là vậy nhưng công nghệ RFID vẫn chưa được ứng dụng nhiều trên thị trường hiện nay bởi chi phí đầu tư cao, cần một hệ thống vận hành và khó đồng bộ. Trong khi đó, công nghệ mã vạch dễ tạo, được chuẩn hóa bởi các tổ chức quốc tế và chi phí đầu tư không cao.

Mỗi một công nghệ mã hóa lại có những ưu và nhược điểm riêng mà hy vọng qua bài chia sẻ trên có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về công nghệ mã vạch, nguyên tắc vận hành cũng như những ứng dụng thực tế, công nghệ quét mã từ đó có những ứng dụng phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức.

Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào trong quá trình tìm hiểu hãy liên hệ ngay tới Thế Giới Mã Vạch Hotline 0902 923 569 để được chuyên viên với hơn 10 năm kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm: Phân biệt máy quét mã vạch cầm tay và để bàn

Mayintemmavach.net phân phối thiết bị mã vạch chính hãng

☆ Hotline: 0902 923 569

☆ Email: huong@thegioimavach.com

☆ Địa chỉ: 33/1 hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM

☆ Website: https://mayintemmavach.net/


Tin tức liên quan

MÁY IN MÃ VẠCH LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT

MÁY IN MÃ VẠCH LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT

128 Lượt xem

Nếu bạn đang cần quản lý hàng hóa, định danh sản phẩm, quản lý hàng tồn kho của mình bằng công nghệ mã số mã vạch thì máy in mã vạch là thiết bị không thể thiếu. Cùng mayintemmavach.net tìm hiểu xem máy in mã vạch là gì? công nghệ in trên máy in mã vạch ra sao? và máy có thể in được những loại tem nhãn gì? qua bài chia sẻ ngay sau đây.
TEM TRANG SỨC TIỆM VÀNG: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TẠO, CÁCH MUA MÁY IN

TEM TRANG SỨC TIỆM VÀNG: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TẠO, CÁCH MUA MÁY IN

2093 Lượt xem

Trang sức, vàng bạc là những món đồ có giá trị cao. Chúng thường được cất giữ và trưng bày trong các cửa hiệu sang trọng, trong những chiếc tủ kính sáng choang, đầy ắp đèn điện chiếu sáng để tôn lên vẻ đẹp của chúng. Đi kèm là những con tem mã vạch mô tả thông tin liên quan như chất liệu sản phẩm, tên gọi và giá tiền để người dùng có thể nắm bắt được mà không cần nhờ đến nhân viên tư vấn được gọi là tem trang sức tiệm vàng.
QUY TRÌNH TẠO MÃ VẠCH HÀNG HÓA ĐƠN GIẢN CHO NGƯỜI MỚI

QUY TRÌNH TẠO MÃ VẠCH HÀNG HÓA ĐƠN GIẢN CHO NGƯỜI MỚI

5323 Lượt xem

Tạo mã vạch hàng hóa giúp người quản lý thuận tiện hơn trong việc kiểm kê hay kiểm tra xuất quan và nhiều ứng dụng tiện ích khác. Sau đây Thế Giới Mã vạch sẽ đưa ra những hướng dẫn cách tạo mã vạch đơn giản cho bạn, cùng tham khảo và thực hiện nhé!
MÁY IN TEM GIÁ TIỀN LÊN SẢN PHẨM VÀ TOP CÁC MODEL NỔI BẬT

MÁY IN TEM GIÁ TIỀN LÊN SẢN PHẨM VÀ TOP CÁC MODEL NỔI BẬT

3359 Lượt xem

Trang bị máy in giá tiền cho cửa hàng bán lẻ mang lại nhiều tiện ích cho cả chủ cửa hàng và khách hàng. Chính nhờ các thông tin được cung cấp sẵn trên con tem giúp rút ngắn thời gian tiếp cận khách hàng, kích thích hành động mua, đẩy nhanh tiến trình thanh toán cùng đó là tiết kiệm thời gian, tối ưu nhân lực. Cùng mayintemmavach.net tìm hiểu chi tiết hơn về máy in giá tiền lên sản phẩm và top các dòng máy nổi bật qua bài chia sẻ sau.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY IN MÃ VẠCH

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY IN MÃ VẠCH

1257 Lượt xem

Thông số kỹ thuật máy in mã vạch hay bất cứ thiết bị điện tử nào cũng đều được cung cấp kèm theo sản phẩm giúp người dùng nắm được các tính năng làm việc cũng như giới hạn của thiết bị cho những dự tính sử dụng trong tương lai trước khi trang bị. Sau đây, Mayintemmavach.net hướng dẫn bạn cách đọc hiểu các thông số kỹ thuật máy in tem mã vạch qua bài viết sau. Cùng theo dõi nhé!
CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM MỚI!

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM MỚI!

976 Lượt xem

Một sản phẩm lưu thông trên thị trường hiện nay, đặc biệt là trong các siêu thị, cửa hàng đều yêu cầu có một dãy mã vạch độc nhất. Vậy bằng cách nào doanh nghiệp có thể đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình? Cùng theo dõi hướng dẫn chi tiết sau:

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng